Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Tăng đường huyết khi đói làm thế nào?

Đường huyết khi đói tăng cao dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vậy tăng đường huyết khi đói cần xử lý như thế nào?
Đối với bệnh nhân tiểu đường giữ cho đường huyết đói buổi sáng ổn định là một trong những mục tiêu điều trị quan trọng cần phải đạt được. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, nếu đường huyết đói buổi sáng trên 130mg/dL kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng của tiểu đường như tổn thương mắt dẫn đến mù, suy thận, bệnh thần kinh 
Các phương pháp giúp ổn định đường huyết là: ăn uống với chế độ cân đối, hoạt động thể lực thường xuyên, và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh tuân thủ tốt các biện pháp điều trị mà đường huyết vẫn không ổn định, nhất là đường huyết đói buổi sáng luôn cao.

Nguyên nhân tăng đường huyết khi đói

Có nhiều yếu tố gây ra tăng đường huyết đói, từ chế độ ăn uống, thuốc kiểm soát đường huyết và thuốc khác, đến các phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể và kể cả bệnh lý đi kèm với tiểu đường.

tăng đường huyết khi đói
Tăng đường huyết khi đói phải làm gì?
  • Ăn tối quá thịnh soạn: Nhất là bữa ăn có nhiều tinh bột sẽ làm cho đường huyết sau ăn tăng cao, vượt qua khả năng tiết insulin của tụy, vì vậy sáng hôm sau đường huyết vẫn còn cao. Để khác phục tình trạng này, buổi tối nên ăn lượng tinh bột với tỷ lệ cân đối, tránh lạm dụng. Nên chon loại ngũ cố ích chà xát, có chỉ số đường huyết thấp, ăn nhiều rau để thức ăn được hấp thụ từ từ tránh tăng đường huyết quá mức
  • Tổn thương tiết insulin nền: Khả năng tiết insulin của tụy có thể bị tổn thương dẫn đến tăng đường huyết khi đói. Tuy nhiên khả năng tiết insulin liên quan đến bữa ăn vẫn còn duy trì nên đường huyết sau ăn vẫn ổn định. Khi khả năng tiết insulin nền của tụy bị tổn thương, không thể dùng chế độ ăn khống chế sự tăng đường huyết khi đói. Chỉ có thể khắc phục được vấn đề này bằng cách insulin nền – loại insulin tác dụng chậm bắt chước tác động tiết insulin nền của tụy.
  • Hiện tượng bình minh. Đây là thuật ngữ dùng để mô tả sự gia tăng bất thường lượng đường huyết đói buổi sáng. Các hormone đối kháng insulin được tiết ra để đánh thức cơ thể chuẩn bị cho ngày mới – thường vào khoảng 4 – 5 giờ sáng, làm cho lượng đường máu tăng lên. Người bị bệnh tiểu đường không đủ khả năng tiết insulin để điều chỉnh cho hiện tượng này, vì thế đường huyết đói buổi sáng tăng cao. Để xác định hiện tượng bình minh, cần thử đường huyết lúc 2 – 3 giờ khuya, trong vài ngày liền liên tiếp. Nếu kết quả đường huyết thời điểm này là bình thường nhưng sáng sớm thử lại thấy cao thì nghĩ đến hiện tượng bình minh. Điêu kỳ lạ là có thể chấm dứt tình trạng tăng đường huyết đói bằng cách ăn sáng. Bởi vì sau khi ăn, cơ thể sẽ phát tính hiệu dập tặc sự tiết hormon đối kháng, vì vậy đường huyết sẽ giảm xuống, dù là bệnh nhân chưa kịp dùng thuộc hạ đường. Điều chỉnh lại lối sống để khống chế hiện tượng bình minh, bằng cách ăn bữa cuối cùng trong ngày vào lúc chìu tối, tránh ăn quá khuya; sau ăn nên vận động nhẹ như đi bộ trước khi đi ngủ. Nếu vẫn chưa khống chế được sự tăng đường huyết đói buổi sáng thì nhờ bác sĩ điều chỉnh lại thuốc hạ đường
  • Do thuốc hạ đường. Dùng thuốc hại đường (insulin và thuốc viên uống tăng tiết insulin) không hợp lý có thể dẫn đến tăng đường huyết khi đói vào buổi sáng. Lý do là các thuốc này có thể gây ra hạ đường huyết trong đêm và kích thích cơ thể tiết ra hormon đối kháng insulin để tăng đường huyết. Người bệnh đang ngủ sẽ bị “cú sốc” đánh thức với biểu hiện tim đập nhanh, hồi hộp với huyết áp tăng cao. Tuy nhiên, nếu thử đường huyết lúc này lại thấy không thấp. Người bệnh nên cài đồng hồ báo thức lúc 2 – 3 giờ khuya (trước khi “cú sốc” xảy ra) và thử đường huyết lúc này, nếu kết quả thấp thì xác định hạ đường huyết trong đêm gây ra do thuốc. Cần báo bác sĩ để điều chỉnh lại thuốc thì mới có thể chấm dứt tình huống này.
  • Do thuốc hạ huyết áp. Uống nhiều thuốc hạ huyết áp có thể dẫn đến huyết áp trong đêm giảm quá mức, làm phóng thích các hormon đối kháng như epinephrine và cortisol… dẫn đến tăng huyết áp và đường huyết sáng sớm.

Cách xử trí tăng đường huyết đói.

  • Cắt giảm lượng tinh bột vào mỗ bữa ăn theo đúng khẩu phần năng lượng hằng ngày.
  • Uống 1 ly rượu vang nhỏ với bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ. Rượu có tác dụng ức chế gan phóng thích glucose trong đêm nên hạn chế được tăng đường huyết buổi sáng.
  • Tránh ăn quá khuya, nếu cần thì chỉ nên dùng một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ với loại thức ăn chứa chất đạm hoặc béo (các loại hạt, bơ đậu phộng, pho-mat, hoặc thịt).
  • Điều chỉnh thời điểm uống thuốc trong ngày, ví dụ metformin uống buổi tối sẽ có tác động mạnh mẽ đến đường huyết đói hơn so với uống buổi trưa hoặc sáng. Bởi vì, metformin có tác dụng ức chế gan phóng thích glucose từ sự phân hủy glucogen vào ban đêm, vì vậy tránh tăng đường huyết đối buổi sáng sớm.
  • Khi cần dùng insulin nền liều cao, không nên dùng một lần quá nhiều vào buổi tối mà nên chia ra 2 lần sáng và tối.

Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét