Uống nước nhiều, tiểu nhiều và sụt cân là những biểu hiện của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, có phải đi tiểu nhiều lần chứng tỏ bạn bị tiểu đường hay không?
Nguyên nhân gây tiểu nhiều
Mỗi ngày cơ thể con người thải ra khoảng 1,2 – 2 lít nước (trung bình khoảng 8 lần/ ngày). Nước tiểu được thải ra ngoài sau khi đã tích trữ tại bàng quang trong một lượng thời gian thích hợp.
Tiểu nhiều có thể do một số nguyên nhân sau:
- Sử dụng nhiều thức ăn, đồ uống lợi tiểu như caffeine, đồ uống có ga, rượu, cola.
- Uống nhiều nước ít vận động
- Phụ nữ mang thai thay đổi hormone đồng thời bài thai lớn dần, tử cung to gây chèn ép bàng quang làm cho bà bầu phải đi tiểu rất nhiều lần so với người bình thường.
- Viêm nhiễm đường tiết niệu: Viêm niệu đạo, bàng quang, niệu quản, thận cũng khiến bạn đi đái nhiều lần.
- Bên cạnh đó người bị bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt, bệnh tuyến tiền liệt cũng phải đi tiểu tiện nhiều hơn.
Đi tiểu nhiều lần có phải bị bệnh tiểu đường?
(Ảnh minh họa: Internet)
Vậy cách nhận biết tiểu nhiều là do bệnh đái đường như thế nào?
- Căn cứ vào các dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Nếu lượng glucose trong máu tăng khiến cơ thể phải đào thải bớt qua đường nước tiểu. Do đó, thận sẽ lấy nước từ các bộ phận khác của cơ thể để làm loãng nước tiểu làm cho lượng nước trong bàng quang tăng lên sinh ra chứng đi tiểu nhiều lần.
Việc đi tiểu tiện nhiều lần sẽ khiến cơ thể bạn thiếu nước bởi vậy bạn luôn có cảm giác khát nước rồi lại đi tiểu. Cứ vòng tròn như vậy, cơ thể bạn càng thêm sa sút, đói và mệt mỏi. Đồng thời bạn thấy mình có biểu hiện tầm nhìn ngắn lại, tê và ngứa chân, da đổi màu hoặc khô, vết thương khó lành, bị tim mạch thì đó là dấu hiệu bạn đang bị tiểu đường type 1 hoặc type 2.
- Xét nghiệm đường máu.
Khi bạn đi tiểu nhiều lần kèm mệt mỏi, đói, sút cân, khô da, uống nhiều nước bất thường bạn nên làm xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
- Bạn nên sử dụng xét nghiệm đường huyết tại những thời điểm khác nhau như lúc đói hoặc sau ăn 2 tiếng mà bạn đo lượng đường huyết của mình trên 7 mmol/l có nghĩa là bạn đã bị bệnh tiểu đường.
- Bên cạnh đó bạn có thể làm thêm xét nghiệm HbA1c đo lượng đường máu gắn với Hemoglobin của hồng cầu để biết chính xác mình có bị bệnh tiểu đường hay không.
Ngoài ra, bạn nên có chế độ ăn uống, tập thể dục lành mạnh và đi khám bệnh định kỳ một năm ít nhất 2 lần để biết được mình có bị bệnh nan y như bệnh tiểu đường hay không.
Tiểu đường gây ra hiện tượng tiểu nhiều, tuy nhiên tiểu nhiều chưa chắc đã bị bệnh tiểu đường mà có có thể còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác. Chính vì vậy, mọi người cần nắm rõ dấu hiệu tiểu đường cũng như xét nghiệm để xác định mình có mắc bệnh hay không.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN
Hotline: 0982.519.201
Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội
Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét