Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Biến chứng của đái tháo đường type 1

Đường huyết cao có thể phá hủy nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Không kiểm soát tốt lượng đường huyết có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:

Biến chứng của đái tháo đường type 1
Biến chứng của đái tháo đường type 1

– Tăng nguy cơ đau tim, suy tim

– Các vấn đề về mắt, bao gồm mờ mắt, nhức mắt và cả mù lòa

– Đau dây thần kinh.

– Nhiễm trùng ở da, đặc biệt là chân. Một số trường hợp nghiêm trọng sẽ yêu cầu phẫu thuật cắt cụt chi.

– Tổn thương thận

– Tăng huyết áp

– Tăng lượng cholesterol trong máu

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Nguyên nhân bệnh đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 là một căn bệnh mãn tính. Trong đái tháo đường type 1, các tế bào cần thiết có chức năng sản xuất ra insulin bị phá hủy và cơ thể không thể sản xuất ra insulin được nữa.

Nguyên nhân bệnh đái tháo đường type 1

Nguyên nhân bệnh đái tháo đường type 1

Nguyên nhân chính xác của đái tháo đường type 1 chưa được làm rõ, nhưng được cho là do phản ứng tự miễn. Đôi khi, các tác nhân như virus từ môi trường ngoài sẽ làm cho hệ miễn dịch của cơ thể tự sản xuất ra các kháng thể tấn công gây tổn hại hoặc giết chết các tế bào chịu trách nhiệm sản xuất insulin trong tụy, hay còn gọi là tế bào beta

Insulin là một loại hoocmôn trong cơ thể có tác dụng làm hạ đường huyết bằng cách chuyển hóa và thải đường huyết từ máu ra các tế bào. Khi không có đủ lượng insulin cần thiết, đường huyết, hay gọi là glucose, sẽ hình thành trong máu. Glucose là một loại đường tự nhiên mà cơ thể dùng để dự trữ năng lượng, và được cung cấp hấp thu từ đồ ăn. Glucose được dự trữ trong cơ thể tại gan và các tế bào cơ, và sẽ được giải phóng khi cơ thể cần thêm năng lượng, như giữa các bữa ăn hoặc khi nghỉ ngơi, khi ngủ. Nồng độ đường huyết bình thường sẽ rất có ích nhưng nếu đường huyết tăng cao quá mức sẽ gây ra những vấn đề cả cấp tính và mãn tính có hại cho cơ thể

Đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn. Bệnh sẽ xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh tấn công các tế bào beta (tế bào sản xuất insulin) trong tụy. Người bệnh mắc đái tháo đường type 1 không thể tạo ra đủ lượng insulin cần thiết để kiểm soát lượng đường huyết.

Ai là người có nguy cơ bị đái tháo đường type 1?


Các yếu tố nguy cơ hay nguyên nhân gốc rễ của đái tháo đường type 1 hiện nay chưa được biết đến nhiều. Tuy nhiên, một vài yếu tố đã được xác định cơ bản như

Yếu tố di truyền: Có thể là một yếu tố đóng vai trò quan trọng chính trong đái tháo đường type 1. Nếu người thân trong gia đình bạn mắc phải căn bệnh này, nguy cơ bạn cũng sẽ bị bệnh này là rất cao. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người có nguy cơ bị đái tháo đường type 1 sẽ bị phát triển bệnh. Nhiều người tin rằng phải có tồn tại một số nguyên nhân nhất định gây ra bệnh đái tháo đường type 1, tuy nhiên nguyên nhân này chưa được biết đến

Những người trẻ có nguy cơ đái tháo đường typ 1 cao hơn, phổ biến nhất là ở độ tuổi 11-14.

Thời tiết lạnh cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1, bởi vậy những người sống ở vùng có khí hậu lạnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Những người mà trong cơ thể họ có một số loại kháng thể nhất định sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường type 1 cao hơn. Những loại kháng thể này được hệ miễn dịch sản xuất ra do phản ứng của cơ thể với một số loại virus. Bởi vậy, cũng có ý kiến cho rằng, một số loại virus nhất định đóng vai trò trong việc phát triển căn bệnh này.

Cuối cùng, chế độ ăn uống và dinh dưỡng khi còn nhỏ cũng đóng một vai trò quan trọng đối với nguy cơ mắc bệnh tiểu đừng, bởi những trẻ được bú mẹ lâu hơn và ăn dặm muộn hơn sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường type 1 thấp hơn.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Phương pháp chuẩn đoán bệnh tiểu đường type 1

Phương pháp chuẩn đoán bệnh tiểu đường type 1 là phương pháp được thực hiện hàng loạt dựa trên các xét nghiệm, kiểm tra đối với bệnh nhân để xác định bệnh tiểu đường và có phương hướng điều trị cho phù hợp với từng người bệnh.


Phương pháp chuẩn đoán bệnh tiểu đường type 1
Phương pháp chuẩn đoán bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 là dạng bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, thường khởi phát ở những người trong độ tuổi vị thành niên và phát triển ở bất kì độ tuổi nào. Bệnh xuất phát từ tình trạng tuyến tụy khong sản sinh dủ lượng inslin cần thiết để chuyển hóa glucose vào tế bào để tạo ra năng lượng.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1 chủ yếu do 2 nguyên nhân là yếu tố di truyền và do cơ thể tiếp xúc bị ảnh hưởng bởi virus có khả năng phá hủy tế bào sản xuất insulin ở tuyến tụy. Biểu hiện của bệnh tiểu đường type 1 thường là: Đi tiểu nhiều, khát nước liên tục, giảm sút cân nặng, đau đầu…

Phương pháp chuẩn đoán bệnh tiểu đường, được tiến hành bởi hàng loạt các kiểm tra, xét nghiệm mới có thể cho kết quả chính xác và phương pháp điều trị cho phù hợp.

Chuẩn đoán bệnh tiểu đường type 1 gồm các kiểm tra:

Glycated hemoglobin (HbA1c): Là phương pháp đo tỉ lệ đường trong máu gắn với hemoglobin, protein mang oxy trong các tế bào máu, sẽ cho thấy mức độ trung bình đường máu trong 2,3 tháng trước. Nếu lượng đường trong máu cao sẽ có đường đính kém các hemoglobin nhiều hơn bình thường. Mức HbA1c là 6.5 % hoặc cao hơn vào 2 đợt kiểm tra riêng biệt, là bị bệnh tiểu đường. Kết quả ở mức 6 – 6.5 % là tiền tiểu đường.

Phương pháp này cũng chỉ ra được nguy cơ tiềm ẩn phát triển của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có khi xảy ra trường hợp không chính xác, khi bệnh nhân mang thai hoặc có hình thức bất thường của hemoglobin tồn tại.

Kiểm tra lượng đường huyết ngẫu nhiên: Tại một thời điểm ngẫu nhiên nào đó bệnh nhân sẽ lấy máu để xét nghiệm. Giá trị đường huyết được thể hiện mg/dL hoặc milimokes/lít (mmol/L). Bình thường mức độ đường trong máu ngẫu nhiên sẽ là 200mg/dL (11.1 mmol/L). Nếu mức độ cao hơn mức đo sẽ được xác định là bị bệnh tiểu đường.
Thử lượng đường trong máu khi nhịn ăn: Lấy mẫu máu người bệnh để kiểm tra sau khi nhịn đói qua đêm. Nếu mức độ đường huyết là dưới 100mg/dL (5.6 mmol/L) là mức độ bình thường. Nếu mức độ đường huyết lúc bệnh nhân đói là 100 – 125 mg/dL (5.6 -6.9 mmol/L) là tiền tiểu đường. Nếu là 126 mg/dL (7mmol/L) hoặc cao hơn vào hai đợt kiểm tra riêng biệt, có thể xác định là bị bệnh tiểu đường.

Để chuẩn đoán tiểu đường type 1, bác sĩ cũng sẽ chạy thử nghiệm máu để kiểm tra tự kháng thể phố biến trong bệnh tiểu đường type 1. Sự xuất hiện của xeton – sản phẩm phụ từ sự phân hủy chất béo trong nước tiểu để xác định tiểu đường type 1 hay tiểu đường type 2.

Từ những phương pháp chuẩn đoán bệnh tiểu đường type 1 sẽ nhận định được tình hình phát triển của bệnh tiểu đường, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và định hướng phương pháp điều trị phù hợp, quản lý nhằm ngăn chặn sự phát triển của tiểu đường type 1 và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho người bệnh.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Cảnh giác với những dấu hiệu tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là tình trạng xảy ra khi đường huyết cao hơn bình thường. Tình trạng này thường dẫn tới bệnh tiểu đường týp 2, bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên có tới 90% số người bị dấu hiệu tiền tiểu đường không biết về tình trạng bệnh của mình.

Tiền tiểu đường là gì?

Trước khi một người phát triển bệnh tiểu đường týp 2, họ thường phải đối mặt với một tình trạng gọi là tiền tiểu đường.

Có tới 30% bệnh nhân tiền tiểu đường sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường týp 2 trong vòng 5 năm, theo ghi nhận của Trung tâm Phòng chống dịch bệnh (CDC) Mỹ.

Tiền tiểu đường không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường – nó cũng có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, như bệnh tim và đột quỵ.

Người có chẩn đoán tiền tiểu đường cũng có đường huyết cao hơn bình thường – nhưng chưa đến mức độ nguy hiểm như bệnh tiểu đường .

Điều đó có nghĩa là cơ thể bắt đầu có trục trặc trong việc xử lý đường – hay glucose.

Cảnh giác với những dấu hiệu tiền tiểu đường
Cảnh giác với những dấu hiệu tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là tình trạng xảy ra khi đường huyết cao – nhưng không đủ cao để được xem là bệnh tiểu đường. Tình trạng này ngăn cản cơ thể xử lý glucose một cách bình thường, và làm giảm lượng insulin tiết ra từ tuyến tụy (hình ảnh ở bệnh nhân tiểu đường)

Phần lớn glucose trong cơ thể đến từ thức ăn – đặc biệt là các thực phẩm chứa carbohydrat. Glucose sẽ đi vào máu trong quá trình tiêu hóa.

Insulin (một hoóc-môn của tuyến tụy) giống như một chiếc chìa khóa mở cánh cổng cho đường đi vào các tế bào của cơ thể và được tế bào sử dụng làm năng lượng.

Do đó, insulin làm giảm lượng đường trong máu – và khi đường trong máu giảm xuống thì bài tiết insulin từ tuyến tụy cũng giảm.

Nhưng đối với những người bị tiền tiểu đường, quá trình này bị trục trặc. Đường tích tụ trong máu – và tuyến tụy không sản xuất được đủ insulin.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Biến chứng của tiểu đường type 2

Biến chứng của tiểu đường type 2 mặc dù ban đầu không thể hiện rõ rệt, nhưng biến chứng về sau rất nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các cơ quan lớn như tim, mạch máu, thận, dây thần kinh, mắt, nếu người bệnh không có biện pháp kiểm soát được lượng đường trong máu.

Tiểu đường type 2 là dạng tiểu đường mãn tính, thường xảy ra ở những người lớn tuổi béo phì ít vận động, trong chính cơ thể tự sản sinh ra chất kháng insulin, phá vỡ tuyến tụy, không thể chuyển hóa được lượng glucose trong máu.

Các biến chứng của tiểu đường type 2 ở giai đoạn đầu rất khó để phát hiện, gần như không có biểu hiện ra bên ngoài người bệnh. Nhưng nếu sau một thời gian vẫn không can thiệp kiểm soát được lượng đường trong máu, các biến chứng lâu dần tích tụ và phát triển manh, cuối cùng có thể đe dọa đến tính mạng. Một số biến chứng tiểu đường tuyp 2 cụ thể được thể hiện như sau:

Biến chứng của tiểu đường type 2
Biến chứng của tiểu đường type 2

Tim và bệnh mạch máu:


Bệnh tiểu đường type 2 làm gia tăng nguy cơ tim mạch với các vấn đề khác nhau như: động mạch vành với đau ngực, đau tim, đột quỵ, thu hẹp động mạch, cao huyết áp.

Thiệt hại thần kinh:


Lượng đường trong cơ thể dư thừa ngăn chặn các mao mạch đưa chất oxy và dinh dưỡng nuôi dưỡng các dây thần kinh, đặc biệt là ở chân tay. Có thể gây ra tình trạng ngứa ran, tê, nóng hoặc đau các ngón chân tay dần lan lên trên. Không kiểm soát được lượng đường trong máu làm các dây thần kinh tiêu hóa bị kiểm soát gây buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, đàn ông suy yếu chức năng sinh dục.

Tổn thương thận:


Thận là cơ quan lọc các chất thải ra khỏi máu. Bênh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc, vì lượng đường trong máu lớn, tấn công các vi mạch máu. Hậu quả có thể gây suy thận.
Có thể bạn quan tâm Tiểu đường loại nào nguy hiểm nhất?

Tổn thương mắt:


Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc người bệnh, dẫn đến mù lòa và các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thẻ, tăng nhãn áp.

Tổn thương bàn chân:


Dây thần kinh ở chân bị tổn thương, lưu lượng máu thấp xuống chân làm tăng nguy cơ chiến chứng bàn chân khác nhau. Nếu không điều trị sẽ bị nhiễm trùng vĩnh viễn

Da và miệng:


Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề về da, kể cả nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.

Loãng xương:


Bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương người bệnh

Bệnh Alzheimer:


Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện của bệnh mất trí nhớ Alzheimer và mạch máu. Bệnh tiểu đường ngăn chặn lượng máu lưu thông lên não gây mất trí nhớ hoặc đột quỵ.

Vấn đề về tai:


Bệnh tiểu đường type 2 có thể dẫn đến suy giảm thính giác cho người bệnh

Những biến chứng của tiểu đường type 2 là rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và tính mạng người bệnh. Vì vậy để ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường type 2 phải có biện pháp ngăn chặn, can thiệp kịp thời, điều trị kiềm hãm sự phát triển của bệnh, hạn chế mức độ nguy hiểm của những hậu quả nghiêm trọng mà bệnh này mang đến.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Những dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ngày càng gia tăng và con số đó mãi không dừng, mỗi năm trên thế giới có hàng trăm triệu người mắc phải bệnh tiểu đường type 2, và không ngoại lệ trong đó có Việt Nam. Những người mắc phải căn bệnh này hầu như không hề hay biết cho đến khi những biến chứng bệnh phát ra ngoài, bởi dấu hiệu nhận biết bệnh rất khó và dễ bị bỏ qua. Hãy cùng tìm hiểu 10 dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2 sau đây để xem bạn có đang mắc phải căn bệnh “sát nhân” này không nhé.

Việc phát hiện bệnh tiểu đường tốt nhất và nhanh nhất cũng là chính xác nhất là dùng máy đo đường huyết. Nhưng nếu bạn gặp 1 trong 10 dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2 sau thì bạn nên đến bác sĩ để khám xem:

Những dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2
Những dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2

1. Đi tiểu nhiều và kèm theo khát nước


Nếu bạn đi tiểu nhiều và đặc biệt là lúc nửa đêm kèm theo khát nước là dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2

Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, và “là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao”.

2. Sút cân trông thấy


Nếu bạn thấy mình sút cân trong vòng 2-3 tháng mà không hề luyện tập hay ăn kiêng thì đừng chớ vội vui mừng, đó có thể là dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường đó.

Do hooc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào – nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang “đói” và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.

Quá trình này tốn nhiều năng lượng của cơ thể nên bạn bị giảm cân.

3. Nhanh đói


Việc lượng đường máu quá cao hoặc quá thấp sẽ dẫn đến những cơn đói dữ dội. Khi lượng đường trong máu giảm mạnh, cơ thể sẽ “nhắc nhở” bạn nạp thêm năng lượng, nên bạn sẽ cảm thấy đói. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2

4. Mắc các bệnh về da


Bạn là người sạch sẽ, từ trước đến nay không hề mắc các bệnh về da như khô, nứt, ngứa, ghẻ…vậy mà gần đây bạn lại thấy da ngứa – có lẽ là kết quả của việc da bị khô hoặc tuần hoàn kém – thường là dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2, còn có một số dấu hiệu khác như thâm vùng da nhăn như khủy tay, đầu gối, trán…đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang kháng insulin mặc dù lượng đường trong máu chưa cao quá mức cho phép.

5. Vết thương lâu lành hơn


Vết xước da, nhiễm trùng hay các chỗ bầm tím khó lành nhanh như trước kia. Điều này xảy ra do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể – một điều cần thiết để vá lành vết thương. 

6. Nhiễm nấm


Nấm là vi khuẩn phát triển tốt trong môi trường giàu đường. Nếu bạn bị tiểu đường và mức đường trong máu cao lên khiến cho cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác.

Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên.

7. Mệt mỏi và thiếu sức sống


Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.

8. Mắt nhìn mờ


Nhìn bị nhòe đi hoặc thấy đốm sáng vụt qua mắt nhưng không có gì. Đó là dấu hiệu lượng đường trong máu tăng cao. Vì glucose trong máu cao sẽ dẫn đến thay đổi hình thái của thủy tinh thể và mắt. Nếu để tình trạng đường máu cao không kiểm tra trong thời gian dài, glucose sẽ làm thay đổi tròng mắt vĩnh viễn, có thể gây mù, và không thể phục hồi.

9. Ngứa ran hoặc tê bì


Xuất hiện dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2 là tình trạng cảm thấy ngứa ran hay tê bì ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cùng với cơn đau nóng bỏng hoặc sưng, là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị biến chứng bệnh tiểu đường “phá hoại” cơ thể.

“Nếu các triệu chứng đó mới xuất hiện, có thể sẽ đảo ngược được”. Vì thế hãy kiểm tra lượng đường trong máu càng sớm càng tốt.

10. Đo đường huyết hoặc xét nghiệm máu


Như đã nói ngay từ lúc đầu, biện pháp xét nghiệm máu tại các trung tâm y tế hoặc dùng máy đo đường huyết là cách phát hiện sớm nhất và chính xác nhất của bệnh tiểu đường. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã có dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường. Nhớ đi xét nghiệm lúc sáng khi chưa ăn gì nhé. Chúc bạn luôn khỏe !

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Các đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường

Những người làm văn phòng, ít vận động:


Những người làm các công việc ít vận động như tại văn phòng, bệnh viện… rất dễ mắc bệnh đái tháo đường. Tỉ lê những người thường ít vận động này mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 3 lần những người lao động chân tay. Những người làm việc trong các văn phòng cần dành thêm thời gian tập thể dục, đi bộ 30 phút mỗi ngày. Hiện nay bệnh đái tháo đường tăng nhanh ở các thành thị.

Các đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường
Các đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường

Bỏ bữa ăn sáng:


Các chuyên gia Úc đã phát hiện những người thường bỏ qua bữa ăn sáng sẽ có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ tự dưng thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm đồ ngọt này sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và cũng sẽ kích thích sản sinh insulin quá mức, gây nên bệnh.

Ngáy ngủ:


Những người mắc tật xấu ngáy ngủ nặng thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%. Đó là kết luận của nhà khoa học thuộc Đại học Yale (Mỹ) rút ra sau khi theo dõi huyết áp và đường huyết của hơn 1.200 bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tật ngáy càng nặng thì nguy cơ cao huyết áp càng tăng và thông thường đàn ông sẽ dễ mắc bệnh hơn phụ nữ.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ và bệnh tiểu đường loại 2 chính là do thừa cân. Các chuyên gia cho rằng, việc đường thở bị cản trở có thể khiến hàm lượng hormone cortisol tăng cao, thúc đẩy glucose tăng lên.

Ngủ thiếu giấc:


Theo các chuyên gia thuộc Đại học Boston (Mỹ) nghiên cứu được thì những người ngủ ít hơn 5h mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 so với người ngủ 7-8h. Các nhà khoa học cho rằng thiếu ngủ sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức và ngủ tự nhiên của cơ thể con người, làm tăng hàm lượng hormone gây nên stress là cortisol và gây mất cân bằng lượng đường glucose trong cơ thể.

Thân hình “quả táo”:


Theo Tổ chức Diabetes UK (Anh), phụ nữ có vòng eo khoảng 80cm và đàn ông có vòng bụng 90cm sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường tăng cao. Điều đó có nghĩa là những người có thân hình mảnh dẻ nhưng vòng 2 thì lại “quá khổ” hoặc có dạng người hình “quả táo” có nguy cơ bị đái tháo đường cao hơn những người mập ở những vùng khác như đùi hoặc mông. Nguyên nhân là do lượng mỡ tích tụ quanh các nội tạng trong bụng có thể sinh ra các chất gây mất cân bằng insulin và đường glucose.

Stress:

 “Để phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh như: tham gia các hoạt động giải trí để tránh stress, chế độ dinh dưỡng hợp lý, chơi thể thao, …”. Thêm vào đó, bạn còn có thể sử dụng một số thảo dược từ tự nhiên để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com