Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Biến chứng của đái tháo đường type 1

Đường huyết cao có thể phá hủy nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Không kiểm soát tốt lượng đường huyết có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:

Biến chứng của đái tháo đường type 1
Biến chứng của đái tháo đường type 1

– Tăng nguy cơ đau tim, suy tim

– Các vấn đề về mắt, bao gồm mờ mắt, nhức mắt và cả mù lòa

– Đau dây thần kinh.

– Nhiễm trùng ở da, đặc biệt là chân. Một số trường hợp nghiêm trọng sẽ yêu cầu phẫu thuật cắt cụt chi.

– Tổn thương thận

– Tăng huyết áp

– Tăng lượng cholesterol trong máu

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Nguyên nhân bệnh đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 là một căn bệnh mãn tính. Trong đái tháo đường type 1, các tế bào cần thiết có chức năng sản xuất ra insulin bị phá hủy và cơ thể không thể sản xuất ra insulin được nữa.

Nguyên nhân bệnh đái tháo đường type 1

Nguyên nhân bệnh đái tháo đường type 1

Nguyên nhân chính xác của đái tháo đường type 1 chưa được làm rõ, nhưng được cho là do phản ứng tự miễn. Đôi khi, các tác nhân như virus từ môi trường ngoài sẽ làm cho hệ miễn dịch của cơ thể tự sản xuất ra các kháng thể tấn công gây tổn hại hoặc giết chết các tế bào chịu trách nhiệm sản xuất insulin trong tụy, hay còn gọi là tế bào beta

Insulin là một loại hoocmôn trong cơ thể có tác dụng làm hạ đường huyết bằng cách chuyển hóa và thải đường huyết từ máu ra các tế bào. Khi không có đủ lượng insulin cần thiết, đường huyết, hay gọi là glucose, sẽ hình thành trong máu. Glucose là một loại đường tự nhiên mà cơ thể dùng để dự trữ năng lượng, và được cung cấp hấp thu từ đồ ăn. Glucose được dự trữ trong cơ thể tại gan và các tế bào cơ, và sẽ được giải phóng khi cơ thể cần thêm năng lượng, như giữa các bữa ăn hoặc khi nghỉ ngơi, khi ngủ. Nồng độ đường huyết bình thường sẽ rất có ích nhưng nếu đường huyết tăng cao quá mức sẽ gây ra những vấn đề cả cấp tính và mãn tính có hại cho cơ thể

Đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn. Bệnh sẽ xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh tấn công các tế bào beta (tế bào sản xuất insulin) trong tụy. Người bệnh mắc đái tháo đường type 1 không thể tạo ra đủ lượng insulin cần thiết để kiểm soát lượng đường huyết.

Ai là người có nguy cơ bị đái tháo đường type 1?


Các yếu tố nguy cơ hay nguyên nhân gốc rễ của đái tháo đường type 1 hiện nay chưa được biết đến nhiều. Tuy nhiên, một vài yếu tố đã được xác định cơ bản như

Yếu tố di truyền: Có thể là một yếu tố đóng vai trò quan trọng chính trong đái tháo đường type 1. Nếu người thân trong gia đình bạn mắc phải căn bệnh này, nguy cơ bạn cũng sẽ bị bệnh này là rất cao. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người có nguy cơ bị đái tháo đường type 1 sẽ bị phát triển bệnh. Nhiều người tin rằng phải có tồn tại một số nguyên nhân nhất định gây ra bệnh đái tháo đường type 1, tuy nhiên nguyên nhân này chưa được biết đến

Những người trẻ có nguy cơ đái tháo đường typ 1 cao hơn, phổ biến nhất là ở độ tuổi 11-14.

Thời tiết lạnh cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1, bởi vậy những người sống ở vùng có khí hậu lạnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Những người mà trong cơ thể họ có một số loại kháng thể nhất định sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường type 1 cao hơn. Những loại kháng thể này được hệ miễn dịch sản xuất ra do phản ứng của cơ thể với một số loại virus. Bởi vậy, cũng có ý kiến cho rằng, một số loại virus nhất định đóng vai trò trong việc phát triển căn bệnh này.

Cuối cùng, chế độ ăn uống và dinh dưỡng khi còn nhỏ cũng đóng một vai trò quan trọng đối với nguy cơ mắc bệnh tiểu đừng, bởi những trẻ được bú mẹ lâu hơn và ăn dặm muộn hơn sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường type 1 thấp hơn.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Phương pháp chuẩn đoán bệnh tiểu đường type 1

Phương pháp chuẩn đoán bệnh tiểu đường type 1 là phương pháp được thực hiện hàng loạt dựa trên các xét nghiệm, kiểm tra đối với bệnh nhân để xác định bệnh tiểu đường và có phương hướng điều trị cho phù hợp với từng người bệnh.


Phương pháp chuẩn đoán bệnh tiểu đường type 1
Phương pháp chuẩn đoán bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 là dạng bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, thường khởi phát ở những người trong độ tuổi vị thành niên và phát triển ở bất kì độ tuổi nào. Bệnh xuất phát từ tình trạng tuyến tụy khong sản sinh dủ lượng inslin cần thiết để chuyển hóa glucose vào tế bào để tạo ra năng lượng.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1 chủ yếu do 2 nguyên nhân là yếu tố di truyền và do cơ thể tiếp xúc bị ảnh hưởng bởi virus có khả năng phá hủy tế bào sản xuất insulin ở tuyến tụy. Biểu hiện của bệnh tiểu đường type 1 thường là: Đi tiểu nhiều, khát nước liên tục, giảm sút cân nặng, đau đầu…

Phương pháp chuẩn đoán bệnh tiểu đường, được tiến hành bởi hàng loạt các kiểm tra, xét nghiệm mới có thể cho kết quả chính xác và phương pháp điều trị cho phù hợp.

Chuẩn đoán bệnh tiểu đường type 1 gồm các kiểm tra:

Glycated hemoglobin (HbA1c): Là phương pháp đo tỉ lệ đường trong máu gắn với hemoglobin, protein mang oxy trong các tế bào máu, sẽ cho thấy mức độ trung bình đường máu trong 2,3 tháng trước. Nếu lượng đường trong máu cao sẽ có đường đính kém các hemoglobin nhiều hơn bình thường. Mức HbA1c là 6.5 % hoặc cao hơn vào 2 đợt kiểm tra riêng biệt, là bị bệnh tiểu đường. Kết quả ở mức 6 – 6.5 % là tiền tiểu đường.

Phương pháp này cũng chỉ ra được nguy cơ tiềm ẩn phát triển của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có khi xảy ra trường hợp không chính xác, khi bệnh nhân mang thai hoặc có hình thức bất thường của hemoglobin tồn tại.

Kiểm tra lượng đường huyết ngẫu nhiên: Tại một thời điểm ngẫu nhiên nào đó bệnh nhân sẽ lấy máu để xét nghiệm. Giá trị đường huyết được thể hiện mg/dL hoặc milimokes/lít (mmol/L). Bình thường mức độ đường trong máu ngẫu nhiên sẽ là 200mg/dL (11.1 mmol/L). Nếu mức độ cao hơn mức đo sẽ được xác định là bị bệnh tiểu đường.
Thử lượng đường trong máu khi nhịn ăn: Lấy mẫu máu người bệnh để kiểm tra sau khi nhịn đói qua đêm. Nếu mức độ đường huyết là dưới 100mg/dL (5.6 mmol/L) là mức độ bình thường. Nếu mức độ đường huyết lúc bệnh nhân đói là 100 – 125 mg/dL (5.6 -6.9 mmol/L) là tiền tiểu đường. Nếu là 126 mg/dL (7mmol/L) hoặc cao hơn vào hai đợt kiểm tra riêng biệt, có thể xác định là bị bệnh tiểu đường.

Để chuẩn đoán tiểu đường type 1, bác sĩ cũng sẽ chạy thử nghiệm máu để kiểm tra tự kháng thể phố biến trong bệnh tiểu đường type 1. Sự xuất hiện của xeton – sản phẩm phụ từ sự phân hủy chất béo trong nước tiểu để xác định tiểu đường type 1 hay tiểu đường type 2.

Từ những phương pháp chuẩn đoán bệnh tiểu đường type 1 sẽ nhận định được tình hình phát triển của bệnh tiểu đường, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và định hướng phương pháp điều trị phù hợp, quản lý nhằm ngăn chặn sự phát triển của tiểu đường type 1 và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho người bệnh.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Cảnh giác với những dấu hiệu tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là tình trạng xảy ra khi đường huyết cao hơn bình thường. Tình trạng này thường dẫn tới bệnh tiểu đường týp 2, bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên có tới 90% số người bị dấu hiệu tiền tiểu đường không biết về tình trạng bệnh của mình.

Tiền tiểu đường là gì?

Trước khi một người phát triển bệnh tiểu đường týp 2, họ thường phải đối mặt với một tình trạng gọi là tiền tiểu đường.

Có tới 30% bệnh nhân tiền tiểu đường sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường týp 2 trong vòng 5 năm, theo ghi nhận của Trung tâm Phòng chống dịch bệnh (CDC) Mỹ.

Tiền tiểu đường không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường – nó cũng có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, như bệnh tim và đột quỵ.

Người có chẩn đoán tiền tiểu đường cũng có đường huyết cao hơn bình thường – nhưng chưa đến mức độ nguy hiểm như bệnh tiểu đường .

Điều đó có nghĩa là cơ thể bắt đầu có trục trặc trong việc xử lý đường – hay glucose.

Cảnh giác với những dấu hiệu tiền tiểu đường
Cảnh giác với những dấu hiệu tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là tình trạng xảy ra khi đường huyết cao – nhưng không đủ cao để được xem là bệnh tiểu đường. Tình trạng này ngăn cản cơ thể xử lý glucose một cách bình thường, và làm giảm lượng insulin tiết ra từ tuyến tụy (hình ảnh ở bệnh nhân tiểu đường)

Phần lớn glucose trong cơ thể đến từ thức ăn – đặc biệt là các thực phẩm chứa carbohydrat. Glucose sẽ đi vào máu trong quá trình tiêu hóa.

Insulin (một hoóc-môn của tuyến tụy) giống như một chiếc chìa khóa mở cánh cổng cho đường đi vào các tế bào của cơ thể và được tế bào sử dụng làm năng lượng.

Do đó, insulin làm giảm lượng đường trong máu – và khi đường trong máu giảm xuống thì bài tiết insulin từ tuyến tụy cũng giảm.

Nhưng đối với những người bị tiền tiểu đường, quá trình này bị trục trặc. Đường tích tụ trong máu – và tuyến tụy không sản xuất được đủ insulin.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Biến chứng của tiểu đường type 2

Biến chứng của tiểu đường type 2 mặc dù ban đầu không thể hiện rõ rệt, nhưng biến chứng về sau rất nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các cơ quan lớn như tim, mạch máu, thận, dây thần kinh, mắt, nếu người bệnh không có biện pháp kiểm soát được lượng đường trong máu.

Tiểu đường type 2 là dạng tiểu đường mãn tính, thường xảy ra ở những người lớn tuổi béo phì ít vận động, trong chính cơ thể tự sản sinh ra chất kháng insulin, phá vỡ tuyến tụy, không thể chuyển hóa được lượng glucose trong máu.

Các biến chứng của tiểu đường type 2 ở giai đoạn đầu rất khó để phát hiện, gần như không có biểu hiện ra bên ngoài người bệnh. Nhưng nếu sau một thời gian vẫn không can thiệp kiểm soát được lượng đường trong máu, các biến chứng lâu dần tích tụ và phát triển manh, cuối cùng có thể đe dọa đến tính mạng. Một số biến chứng tiểu đường tuyp 2 cụ thể được thể hiện như sau:

Biến chứng của tiểu đường type 2
Biến chứng của tiểu đường type 2

Tim và bệnh mạch máu:


Bệnh tiểu đường type 2 làm gia tăng nguy cơ tim mạch với các vấn đề khác nhau như: động mạch vành với đau ngực, đau tim, đột quỵ, thu hẹp động mạch, cao huyết áp.

Thiệt hại thần kinh:


Lượng đường trong cơ thể dư thừa ngăn chặn các mao mạch đưa chất oxy và dinh dưỡng nuôi dưỡng các dây thần kinh, đặc biệt là ở chân tay. Có thể gây ra tình trạng ngứa ran, tê, nóng hoặc đau các ngón chân tay dần lan lên trên. Không kiểm soát được lượng đường trong máu làm các dây thần kinh tiêu hóa bị kiểm soát gây buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, đàn ông suy yếu chức năng sinh dục.

Tổn thương thận:


Thận là cơ quan lọc các chất thải ra khỏi máu. Bênh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc, vì lượng đường trong máu lớn, tấn công các vi mạch máu. Hậu quả có thể gây suy thận.
Có thể bạn quan tâm Tiểu đường loại nào nguy hiểm nhất?

Tổn thương mắt:


Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc người bệnh, dẫn đến mù lòa và các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thẻ, tăng nhãn áp.

Tổn thương bàn chân:


Dây thần kinh ở chân bị tổn thương, lưu lượng máu thấp xuống chân làm tăng nguy cơ chiến chứng bàn chân khác nhau. Nếu không điều trị sẽ bị nhiễm trùng vĩnh viễn

Da và miệng:


Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề về da, kể cả nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.

Loãng xương:


Bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương người bệnh

Bệnh Alzheimer:


Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện của bệnh mất trí nhớ Alzheimer và mạch máu. Bệnh tiểu đường ngăn chặn lượng máu lưu thông lên não gây mất trí nhớ hoặc đột quỵ.

Vấn đề về tai:


Bệnh tiểu đường type 2 có thể dẫn đến suy giảm thính giác cho người bệnh

Những biến chứng của tiểu đường type 2 là rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và tính mạng người bệnh. Vì vậy để ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường type 2 phải có biện pháp ngăn chặn, can thiệp kịp thời, điều trị kiềm hãm sự phát triển của bệnh, hạn chế mức độ nguy hiểm của những hậu quả nghiêm trọng mà bệnh này mang đến.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Những dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ngày càng gia tăng và con số đó mãi không dừng, mỗi năm trên thế giới có hàng trăm triệu người mắc phải bệnh tiểu đường type 2, và không ngoại lệ trong đó có Việt Nam. Những người mắc phải căn bệnh này hầu như không hề hay biết cho đến khi những biến chứng bệnh phát ra ngoài, bởi dấu hiệu nhận biết bệnh rất khó và dễ bị bỏ qua. Hãy cùng tìm hiểu 10 dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2 sau đây để xem bạn có đang mắc phải căn bệnh “sát nhân” này không nhé.

Việc phát hiện bệnh tiểu đường tốt nhất và nhanh nhất cũng là chính xác nhất là dùng máy đo đường huyết. Nhưng nếu bạn gặp 1 trong 10 dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2 sau thì bạn nên đến bác sĩ để khám xem:

Những dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2
Những dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2

1. Đi tiểu nhiều và kèm theo khát nước


Nếu bạn đi tiểu nhiều và đặc biệt là lúc nửa đêm kèm theo khát nước là dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2

Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, và “là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao”.

2. Sút cân trông thấy


Nếu bạn thấy mình sút cân trong vòng 2-3 tháng mà không hề luyện tập hay ăn kiêng thì đừng chớ vội vui mừng, đó có thể là dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường đó.

Do hooc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào – nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang “đói” và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.

Quá trình này tốn nhiều năng lượng của cơ thể nên bạn bị giảm cân.

3. Nhanh đói


Việc lượng đường máu quá cao hoặc quá thấp sẽ dẫn đến những cơn đói dữ dội. Khi lượng đường trong máu giảm mạnh, cơ thể sẽ “nhắc nhở” bạn nạp thêm năng lượng, nên bạn sẽ cảm thấy đói. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2

4. Mắc các bệnh về da


Bạn là người sạch sẽ, từ trước đến nay không hề mắc các bệnh về da như khô, nứt, ngứa, ghẻ…vậy mà gần đây bạn lại thấy da ngứa – có lẽ là kết quả của việc da bị khô hoặc tuần hoàn kém – thường là dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2, còn có một số dấu hiệu khác như thâm vùng da nhăn như khủy tay, đầu gối, trán…đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang kháng insulin mặc dù lượng đường trong máu chưa cao quá mức cho phép.

5. Vết thương lâu lành hơn


Vết xước da, nhiễm trùng hay các chỗ bầm tím khó lành nhanh như trước kia. Điều này xảy ra do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể – một điều cần thiết để vá lành vết thương. 

6. Nhiễm nấm


Nấm là vi khuẩn phát triển tốt trong môi trường giàu đường. Nếu bạn bị tiểu đường và mức đường trong máu cao lên khiến cho cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác.

Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên.

7. Mệt mỏi và thiếu sức sống


Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.

8. Mắt nhìn mờ


Nhìn bị nhòe đi hoặc thấy đốm sáng vụt qua mắt nhưng không có gì. Đó là dấu hiệu lượng đường trong máu tăng cao. Vì glucose trong máu cao sẽ dẫn đến thay đổi hình thái của thủy tinh thể và mắt. Nếu để tình trạng đường máu cao không kiểm tra trong thời gian dài, glucose sẽ làm thay đổi tròng mắt vĩnh viễn, có thể gây mù, và không thể phục hồi.

9. Ngứa ran hoặc tê bì


Xuất hiện dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2 là tình trạng cảm thấy ngứa ran hay tê bì ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cùng với cơn đau nóng bỏng hoặc sưng, là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị biến chứng bệnh tiểu đường “phá hoại” cơ thể.

“Nếu các triệu chứng đó mới xuất hiện, có thể sẽ đảo ngược được”. Vì thế hãy kiểm tra lượng đường trong máu càng sớm càng tốt.

10. Đo đường huyết hoặc xét nghiệm máu


Như đã nói ngay từ lúc đầu, biện pháp xét nghiệm máu tại các trung tâm y tế hoặc dùng máy đo đường huyết là cách phát hiện sớm nhất và chính xác nhất của bệnh tiểu đường. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã có dấu hiệu nhận biết tiểu đường type 2. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường. Nhớ đi xét nghiệm lúc sáng khi chưa ăn gì nhé. Chúc bạn luôn khỏe !

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Các đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường

Những người làm văn phòng, ít vận động:


Những người làm các công việc ít vận động như tại văn phòng, bệnh viện… rất dễ mắc bệnh đái tháo đường. Tỉ lê những người thường ít vận động này mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 3 lần những người lao động chân tay. Những người làm việc trong các văn phòng cần dành thêm thời gian tập thể dục, đi bộ 30 phút mỗi ngày. Hiện nay bệnh đái tháo đường tăng nhanh ở các thành thị.

Các đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường
Các đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường

Bỏ bữa ăn sáng:


Các chuyên gia Úc đã phát hiện những người thường bỏ qua bữa ăn sáng sẽ có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ tự dưng thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm đồ ngọt này sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và cũng sẽ kích thích sản sinh insulin quá mức, gây nên bệnh.

Ngáy ngủ:


Những người mắc tật xấu ngáy ngủ nặng thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%. Đó là kết luận của nhà khoa học thuộc Đại học Yale (Mỹ) rút ra sau khi theo dõi huyết áp và đường huyết của hơn 1.200 bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Tật ngáy càng nặng thì nguy cơ cao huyết áp càng tăng và thông thường đàn ông sẽ dễ mắc bệnh hơn phụ nữ.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ và bệnh tiểu đường loại 2 chính là do thừa cân. Các chuyên gia cho rằng, việc đường thở bị cản trở có thể khiến hàm lượng hormone cortisol tăng cao, thúc đẩy glucose tăng lên.

Ngủ thiếu giấc:


Theo các chuyên gia thuộc Đại học Boston (Mỹ) nghiên cứu được thì những người ngủ ít hơn 5h mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 so với người ngủ 7-8h. Các nhà khoa học cho rằng thiếu ngủ sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học, vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức và ngủ tự nhiên của cơ thể con người, làm tăng hàm lượng hormone gây nên stress là cortisol và gây mất cân bằng lượng đường glucose trong cơ thể.

Thân hình “quả táo”:


Theo Tổ chức Diabetes UK (Anh), phụ nữ có vòng eo khoảng 80cm và đàn ông có vòng bụng 90cm sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường tăng cao. Điều đó có nghĩa là những người có thân hình mảnh dẻ nhưng vòng 2 thì lại “quá khổ” hoặc có dạng người hình “quả táo” có nguy cơ bị đái tháo đường cao hơn những người mập ở những vùng khác như đùi hoặc mông. Nguyên nhân là do lượng mỡ tích tụ quanh các nội tạng trong bụng có thể sinh ra các chất gây mất cân bằng insulin và đường glucose.

Stress:

 “Để phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh như: tham gia các hoạt động giải trí để tránh stress, chế độ dinh dưỡng hợp lý, chơi thể thao, …”. Thêm vào đó, bạn còn có thể sử dụng một số thảo dược từ tự nhiên để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Đái tháo đường – Protid cung cấp hàng ngày

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là một bệnh nội tiết do cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Và chế độ ăn là một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Đái tháo đường – Protid cung cấp hàng ngày
Đái tháo đường – Protid cung cấp hàng ngày

Ở những bệnh nhân cân nặng bình thường, chế độ ăn phải được chuẩn về chất lượng và cố định về số lượng.

Với 15 đến 20% năng lượng cung cấp hàng ngày cho bệnh nhân đái tháo đường phải xuất phát từ các loại protid, hiểu là khoảng 75 đến 100g protid một ngày trong một chế độ ăn có 2000 kilocalo.

– Nguồn gốc của protein:

+ Protein có nguồn gốc từ thực vật: xuất xứ chủ yếu từ ngũ cốc, bột nhão, gạo. Vì ngũ cốc phải hạn chế do chứa nhiều tinh bột, bệnh nhân tiểu đường hay đái tháo đường chỉ có được một phần nhỏ các protid từ các loại ngũ cốc.

+ Protein có trong động vật: nó xuất xứ từ thịt cá và các chế phẩm sữa. Protein có trong động vật có nhược điểm là chỉ cung cấp khoảng 1 gam chất béo trong mỗi gam protein. Khuyến cáo cho bệnh nhân đái tháo đường chỉ nên ăn thịt nạc, thịt gà nên bỏ da, cá, cá loại sữa đã loại bỏ kem, phomát trắng không có chất béo.

– Theo đó các loại rau như rau muống, cà chua, rau diếp, bắp cải, bầu, bí, súp lơ, cà rốt…

– Thịt, cá và trứng rất giàu protein, nhưng nên dùng ở mức vừa phải, vì nó sẽ không tốt cho thành mạch máu và thận vì nó vốn đã rất yếu khi bị đái tháo đường.

– Sữa là một loại thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng chứa nhiều protein và các acid amin, nó còn cung cấp dồi dào lượng khoáng chất cần thiết cho người bệnh mắc tiểu đường như canxi, sắt, ma-giê, kẽm…Đái tháo đường

– Về cá sông thì nó rất tốt cho người đái tháo đường ví dụ như cá lóc, cá rô, cá chốt, cá thác lác, cá trê, cá bống. Một số loại cá biển như: cá chim, cá mực, cua, tôm, nghêu, ốc… đều có thể dùng.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Cách phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ và cách phòng chống

Cách phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ và cách phòng chống biến chứng nguy hiểm sẽ đem đến những kinh nghiệm quý báu để có thai kỳ khỏe mạnh. Tiểu đường thai kỳ là bệnh không dễ phát hiện, nhưng đối với biến chứng mà nó gây ra lại rất nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi trong bụng.

 Cách phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ và cách phòng chống

Cách phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ và cách phòng chống

Khi mang thai 24 đến 28 tuần tuổi xét nghiệm để phát hiện chứng tiểu đường thai kỳ.

Những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường cho mẹ và thai nhi rất nguy hiểm. Người mẹ có thể mắc các bệnh như tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, bệnh lý võng mạc và nhiễm trùng tiết niệu và nguy cơ bị tiểu đường trong tương lai…

Nếu mẹ không phát hiện bệnh sớm và kịp thời điều trị, có thể gây ra sảy thai, thai sẽ dị tật, thai chết trong bụng mẹ mà không rõ lý do, nguy cơ cao phải mổ khi sinh, bé sẽ dễ bị ngạt, vàng da nặng…

Để phòng tránh bệnh này, các thai phụ nên có chế độ ăn uống hợp lý và cần kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ sớm.

Nguyên nhân khiến cho phụ nữ dễ bị bệnh tiểu đường thai kỳ


Theo như một số nghiên cứu, khoảng 2 đến 5% số thai phụ mắc bệnh tiểu đường và 25 đến 30% trong số này sẽ mắc bệnh này trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ

Vì thế sau khi sinh em bé được 12 tuần tuổi, các thai phụ nên đến cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm lại xem có bị đái tháo đường hay không.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao


Những thai phụ nguy cơ cao như: Cha mẹ, anh hoặc em có người bị tiểu đường, thai dị tật thai kỳ lần trước bị thai lưu, con to, béo phì, thai phụ trên 35 tuổi, cao huyết áp… cần phải đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm phát hiện bệnh.

Trường hợp mang thai đầu đã bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì nên đi xét nghiệm trước tuần 24 và đi kiểm tra lại vào tuần 30 đến tuần 32 của thai kỳ.

Trước khi xét nghiệm 3 ngày, thai phụ có áp dụng chế độ ăn bình thường, bữa cuối cùng ngày thứ 3 nên ăn vào lúc 20h. Sáng ngày 4, bệnh nhân phải nhịn ăn sáng để kết quả xét nghiệm đảm bảo độ chính xác nhất.

Phòng chống bệnh tiểu đường thai kỳ như nào?


Cách phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ để phòng tránh triệu chứng nguy hiểm trên kia cho thấy chứng bệnh này không có biểu hiện rõ ràng, vì thế nếu nằm trong nhóm nguy cơ cao bị căn bệnh này, mẹ bầu nên lưu ý chế độ ăn và điều quan trọng là xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sớm để chữa bệnh kịp thời và đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Triệu chứng bệnh tiểu đường Tuýp 2

Những biến chứng của bệnh tiểu đường rất nghiêm trọng nên nhận biết được các triệu chứng của Triệu chứng bệnh tiểu đường Tuýp 1, Tuýp 2 là rất quan trọng , nên có dấu hiệu hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa các biến chứng do bệnh gây ra.

 Triệu chứng bệnh tiểu đường Tuýp 2

Triệu chứng bệnh tiểu đường Tuýp 2

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp :


  • Nhức đầu
  • Hôn mê (hiếm gặp)
  • Cảm giác mệt mỏi (yếu, rã rời)
  • Tầm nhìn bị mờ, Mờ mắt. Nếu lượng đường trong máu quá cao, dịch có thể được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thị lực.
  • Giảm cân một cách bất thường (thậm chí là bạn ăn nhiều và luôn cảm thấy đói) Có thể giảm cân mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói. Nếu không có khả năng sử dụng đường, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là đường trong nước tiểu.
  • Đi tiểu thường xuyên . Khi tích tụ dư thừa đường trong máu, chất dịch được kéo từ các mô. Điều này có thể làm cho khát nước. Kết quả là, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Miệng khô
  • Luôn cảm thấy khát
  • Luôn cảm thấy đói (đặc biệt là sau khi ăn)
  • Mau đói. Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.
  • Vùng da tối : Một số người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có vùng da mượt màu đen trong các nếp gấp và nếp nhăn của các cơ quan - thường ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là rối loạn sắc tố da, có thể là một dấu hiệu của sức đề kháng insulin.
Xét nghiệm máu : Muốn kiểm tra tiểu đường, bạn cần làm vài xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đường máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường.
Ngứa ran hoặc tê bì: Hiện tượng ngứa ran và tê bì ở bàn tay, bàn chân, cùng với cơn đau nóng bỏng hoặc sưng, là các dấu hiệu cho thấy các dây thần kinh đang bị bệnh tiểu đường phá hoại . "Nếu các triệu chứng đó mới xuất hiện, có thể sẽ đảo ngược được". Đó là lý do vì sao chúng ta phải cố gắng kiểm soát đường máu càng sớm càng tốt.
Mệt mỏi và cáu gắt : Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu. 
Nhiễm nấm : Tiểu đường khiến cho cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác. Nấm và vi khuẩn đều sinh sôi mạnh trong môi trường giàu đường. Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn bị tiểu đường

Các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường tuýp 2:


  • Bị giảm tầm nhìn.
  • Bị liệt dương.
  • Sự thay đổi các vùng da dày màu tối ở cổ, nách, và bẹn, còn gọi là bệnh gai đen.
  • Cảm thấy tê và đau nhói ở bàn chân và bàn tay.
  • Thường xuyên bị nhiễm men.
  • Vừa bị tăng cân.
  • Các vết thương hay vết cắt lâu lành.
  • Ngứa trên da (thường là quanh vùng bẹn hoặc âm đạo).
  • Bạn có biết theo thống kê khoảng một phần ba (1/3) người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không biết là họ đã mắc phải nó.

Thường thì sẽ không có một triệu chứng nào của bệnh tiểu đường hoặc sự phát triển từ từ của các triệu chứng nói trên. 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không chuẩn đoán được cho đến khi biến chứng về sức khỏe xuất hiện. 

Việc xét nghiệm để phát hiện tiểu đường và bắt đầu chữa trị sớm là rất quan trọng để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn của bệnh này.

Mỗi năm, có hàng trăm triệu người trên thế giới mắc căn bệnh này, nhưng chỉ một số ít người trong họ biết mình có bệnh. Tiểu đường thường được gọi là "tên sát nhân thầm lặng" chính bởi các triệu chứng dễ bỏ qua của nó. 

Cách tốt nhất để biết mình có mắc bệnh không là xét nghiệm máu. Nhưng nếu bạn thấy mình có các triệu chứng dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ, theo lời khuyên của bác sĩ Maria Collazo-Clavell, từ Bệnh viện Mayo (Mỹ),

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Những loại trái cây người bị tiểu đường nên ăn

Đu đủ : Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng.

Cam : Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Cam cũng được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

Đào : Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Những loại trái cây người bị tiểu đường nên ăn :
Những loại trái cây người bị tiểu đường nên ăn 

Anh đào : Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn chỉ nên ăn 12 trái anh đào mỗi ngày là đủ

Dưa hấu : Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ăn ít.

Quả mâm xôi, quả việt quất : Đây là những loại quả chứa nhiều chất chống ôxy hóa đặc biệt có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, loại quả này giúp cung cấp hàm lượng carbs thấp, nhiều chất xơ và các vitamin.

Bưởi đỏ : Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.

Roi: Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường mà nó còn giúp thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần. 

Kiwi: Đây là loại quả chứa nhiều kali, chất xơ và vitamin C, hàm lượng carbs thấp, có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường.

Táo: Là loại trái cây chứa nhiều chất ôxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bệnh tiểu đường kiêng hoa quả gì nên ăn trái cây gì

Bệnh tiểu đường kiêng hoa quả gì nên ăn trái cây gì ?Ăn uống rất quan trọng đối với người tiểu đường, việc ăn gì và kiêng ăn gì nó quyết định đến việc duy trì sự ổn định của đường huyết và giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, Ăn trái cây đúng cách sẽ giúp người bệnh tiểu đường có được sức khỏe tối ưu nhất, nên biết kiêng ăn hoa quả gì và ăn trái cây gì là rất quan trọng.

Bệnh tiểu đường kiêng hoa quả gì nên ăn trái cây gì ?
Bệnh tiểu đường kiêng hoa quả gì nên ăn trái cây gì ?

Rất nhiều người bệnh tiểu đường cho rằng mình chỉ nên ăn một số loại trái cây nhất định còn lại thì nên kiêng. Tuy nhiên đó là quan niệm sai lầm. Các bạn có thể ăn tất cả các loại trái cây nhưng một số loại nhất định thì cần hạn chế số lượng. Các loại trái cây là nguồn cung cấp lượng nước, đường, chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết và tốt cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường.

Người tiểu đường phải hiểu rằng kiêng ăn hoa quả không có nghĩa là không , vì khi ăn, có thể chọn những loại quả chín, trái cây ngọt với một số lượng vừa phải, từ 150 - 200g mỗi ngày để cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất kể trên mà vẫn không bị thừa đường. Ví dụ như một quả xoài nặng 300g thì chỉ nên ăn khoảng 50g tức tương đương khoảng ½ một bên má của quả xoài. Nếu vẫn muốn ăn có thể ăn tiếp ½ quả xoài sau 2 giờ tiếp theo. Việc này giúp cơ thể dễ dàng hấp thu và chuyển hóa tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nên ăn toàn bộ quả chứ không nên dùng ở dạng nước ép, vì nước ép sẽ mất nhiều chất xơ, mất một nửa lượng vitamin và khoáng tố. Ăn cả quả cũng sẽ tạo cảm giác mau no hơn so với uống một ly nước ép cùng lượng. 

Ăn hoa quả ngọt đúng cách tốt cho người tiểu đường :Những người bệnh tiểu đường thường rất dè chừng và cảm thấy khó khăn trong ăn uống vì sợ ảnh hưởng xấu tới bệnh. Trong đó, các loại trái cây hoa quả hầu hết chứa lượng đường nhiều nên khi ăn người bệnh càng kiêng nhiều hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia người bệnh tiểu đường không cần kiêng ăn nhiều loại hoa quả và trong số đó có nhiều loại quả còn rất tốt cho bệnh tiểu đường

Hầu hết người bệnh đái tháo đường thường ngại ăn những loại trái chín và quá ngọt như xoài, nho, thơm, hồng xiêm…, họ thường ăn những loại quả được xem là ít ngọt hơn như táo, đu đủ, dưa hấu, thanh long để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, điều quan trọng với người bệnh đái tháo đường không phải ăn loại trái cây có độ ngọt nhiều hay ít mà là ăn với lượng bao nhiêu để không lo lắng về việc tăng đường huyết.

Những loại hoa quả người tiểu đường nên hạn chế

Sức khỏe cộng đồng cho biết, loại hoa quả làm tăng đường huyết nhiều như nhãn, vải, nho, mít, dưa hấu… người tiểu đường nên hạn chế. Những người kiểm soát đường huyết tốt có thể ăn ở mức độ giới hạn nhưng người không kiểm soát đường huyết không tốt hãy kiêng tuyệt đối.

Người bệnh tiểu đường không nên uống nước ép hoa quả: Người bệnh tiểu đường nên thận trọng với các loại nước ép trái cây vì chúng là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng đường trong máu tăng cao và làm xấu thêm tình trạng bệnh. Bạn cũng cần cảnh giác với cả các loại nước ép trái cây đóng hộp có ghi loại không đường. Khi uống nước ép trái cây là hấp thụ trực tiếp lượng đường lớn cùng một lúc nên không tốt cho tình trạng bệnh. Thay vào đó bạn nên ăn trái cây vì khi nhai bằng miệng sẽ làm chậm sự hấp thụ lượng đường.

Người bệnh không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn vì như vậy sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu. Bạn bên ăn trái cây sau bữa ăn ít nhất 2 tiếng là tốt nhất sẽ không làm đường huyết của người bệnh bị tăng đột ngột. Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Bệnh nhân tiểu đường nên kiêng các thực phẩm nào?

Bệnh nhân tiểu đường nên kiêng các thực phẩm sau:

- Thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn.

- Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.

- Đồ ngọt như: Đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ

Bệnh nhân tiểu đường nên kiêng các thực phẩm
Bệnh nhân tiểu đường nên kiêng các thực phẩm


Lưu ý: Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên hạn chế các loại sữa chế biến còn sữa tươi nguyên chất không đường thì lại rất tốt vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho bệnh nhân.

- Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai ( khoai lang, khoai mì…), bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.

- Không ăn mặn

- Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bạn có biết tiểu đường nên ăn gì

Mục đích chính trong điều trị bệnh tiểu đường là kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Vậy trong chế độ ăn uống thì người tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để luôn đảm bảo yếu tố dinh dưỡng và đạt được mục đích điều trị.

 Bạn có biết tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì

Tiểu đường nên ăn gì ?

Hãy tham khảo những gợi ý sau đây để biết người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì ?
  1. Cỏ cà ri. Loại cỏ này rất hữu dụng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Cỏ có vị đắng nhẹ giúp làm giảm mức glucose trong máu.
  2. Đậu bắp. Chất dịch trơn chảy ra khi bạn cắt đậu bắp giúp điều hòa đường huyết. Vì thế, hãy ngâm đậu bắp đã được cắt nhỏ trong một ly nước và uống nó vào lúc sáng sớm.
  3. Bầu nậm. Một ly nước bầu nậm vào buổi sáng có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn sử dụng liệu pháp bổ sung insulin.
  4. Rau diếp. Loại rau này có nhiều chất xơ và rất ít đường.
  5. Súp lơ. Như nhiều loại rau khác, súp lơ không ngọt. Nó cũng cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ
  6. Bí ngô. Chúng ta thường xem bí ngô là một loại rau ngọt. Nhưng bí ngô cũng có chỉ số glycemic cao, đó là lý do tại sao bí ngô an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
  7. Bông cải xanh. Chứa nhiều chất xơ và chất chống ô xy hóa. Nó cũng là một nguồn cung cấp chromium, chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết.
  8. Đậu tây. Những chất dinh dưỡng có trong đậu tây kích thích việc sản xuất insulin trong cơ thể. Vì thế, nó tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
  9. Hạt lanh. Rất giàu protein, chất xơ và chất béo tốt. Nó cũng là nguồn magnesium, vốn là chìa khóa để kiểm soát đường huyết vì nó giúp các tế bào sử dụng insulin.
  10. Cà rốt. Trong khi các loại đường có trong những loại thực phẩm khác nhanh chóng chuyển thành đường trong máu, đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường do chứa nhiều beta-carotene, một công cụ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  11. Lúa mạch. Chứa cả chất xơ hòa tan lẫn không hòa tan. Loại thực phẩm này rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường do nó giúp làm giảm đáng kể sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn.
  12. Táo. Chứa ít calorie và nhiều chất xơ. Đây là loại quả bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích sử dụng.
  13. Sữa. Là sự kết hợp của carbohydrate và protein giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cần đảm bảo rằng sữa đang dùng thuộc loại ít chất béo.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bài thuốc đơn giản điều trị bệnh tiểu đường

Ngoài cách điều trị bệnh tiểu đường với các bài thuốc nam mọi người có thể tham khảo cách điều trị tiểu đường sau vừa đơn giản dễ làm mà mang lại hiệu quả cao.

Bài thuốc đơn giản điều trị bệnh tiểu đường

Điều trị bệnh tiểu đường bằng đậu phụ và mướp đắng


Dùng 100 gr đậu phụ, 150 gr mướp đắng, dầu lạc, gia vị vừa đủ. Mướp đắng rửa sạch bỏ ruột, bỏ hạt, thái miếng xào với dầu lạc khi gần chín cho đậu phụ vào đun to lửa, cho gia vị, bắc xuống, ăn ấm.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng cải bẹ


Dùng 50 gr cải bẹ, một ít gừng tươi, 800 gr đậu rựa, dầu vừng hoặc lạc, gia vị vừa đủ. Đậu rựa bỏ 2 đầu, bỏ gân xơ, bẻ nhỏ. Rau cải rửa sạch, thái vụn, gừng băm nhỏ. Xào đậu rựa trước, sau đó cho rau cải vào, nêm gia vị, xào thêm cho mềm. Món này thích hợp cho người tiểu đường, ho khan, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng.

Điều trị bệnh tiểu đường với đậu tương


Dùng 100 gr đậu tương, 100 gr nấm rơm, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Đậu phụ thái miếng, nấm rơm rửa sạch. Cho dầu đậu tương vào chảo để nóng già. Cho đậu phụ và nấm rơm vào xào to lửa ăn nóng. Có tác dụng giảm béo, phù hợp với người bị tăng huyết áp và bệnh động mạch vành tim.

Điều trị bệnh tiểu đường với cải xoăn


Dùng 100 gr đậu phụ khô, 500 gr cải xoăn, dầu đậu tương. Đậu phụ thái miếng, rau cải rửa sạch, cắt đoạn. Cho dầu đậu tương vào chảo nóng già, cho đậu phụ, cải xoăn vào xào, cho gia vị, ăn nóng.

Thích hợp với bệnh nhân tiểu đường, táo bón, tiêu hóa kém.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng đậu xanh


Dùng 200 gr đậu xanh, hai quả lê, củ cải xanh đun chín tất cả, chia ăn cả ngày.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng củ cải tươi


Dùng 200 gr củ cải tươi, 50 gr gạo nếp, 50 gr gạo tẻ, củ cải gọt vỏ, thái sợi nấu cùng gạo tẻ, gạo nếp thành cháo, ăn ngàyhai lần. Ăn liền trong 3 – 5 ngày.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2 là gì ?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh phổ biến của xã hội hiện nay và gặp phải ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất thường là những người trên 40 tuổi. Theo thống kê mới nhất hiện nay cứ 10 người mắc bệnh tiểu đườngthì trong đó có tới 9 người thuộc tiểu đường tuýp 2 (bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm 90%).

Bệnh tiểu đường tuýp 2 xuất hiện khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc nếu cơ thể không đáp ứng với insulin như bình thường. Insulin có vai trò điều chỉnh mức độ đường glucose trong máu, vận chuyển đường tới các mô tế bào của cơ thể để tạo ra năng lượng cho quá trình trao đổi chất bên trong cũng như hoạt động thể chất bên ngoài cơ thể.


 Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2 là gì ?
thừa cân, béo phì nguyên nhân chính bệnh tiểu đường tuýp 2

Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2


Theo thống kê của bộ y tế Việt Nam khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh do yếu tố di truyền trong gia đình (bố, hoặc mẹ hay chị gái hoặc em trai… bị tiểu đường). Bên cạnh yếu tố gia đình, yếu tố xã hội như thừa cân hoặc béo phì, người có nguồn gốc Phiribe hoặc Nam Á,, người có tuổi, huyết áp cao hoặc đã trải qua cơn đau tim hay đột quỵ, lười tập thể dục, có vấn đề về sức khỏe tâm thần, có tiền sử tiểu đường thai kỳ, cholesterol cao, suy giảm đường huyết lúc đói…

Những người bẩm sinh dung nạp glucose nhiều hơn hoặc suy giảm glycaemia một cách tự nhiên, thì mức độ glucose trong máu cao hơn bình thường và có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2


Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 thường không rõ ràng, nhưng một số biểu hiện lam sàng thường thấy ở nhiều bệnh nhân chủ yếu là biểu hiện của tăng hoặc hạ huyết áp như đi tiểu nhiều hơn bình thường, khát nước, giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài, nhìn mờ, ngứa, nhiễm trùng da, tưa miệng, chậm lành vết thương, giảm cảm giác, tê bàn tay và bàn chân, thậm chí có thể có triệu chứng liệt dương ở lam giới. Những biểu hiện này thường dễ bị nhầm lẫn với tiểu đường loại 1 và một số bệnh thông thường khác. Vì vậy nếu nghi ngờ, nên làm xét nghiệm máu để có kết quả chính xác về bệnh.

Có nhiều người bị bệnh tiểu đường loại 2 không được chẩn đoán kịp thời cho đến khi họ đi khám thì bệnh đã chuyển sang các biến chứng nặng nề.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Phương pháp tốt nhất điều trị chữa khỏi bệnh tiểu đường tại nhà

Bệnh tiểu đường hay bệnh đái tháo đường là một rối loạn trao đổi chất, phương thức cơ thể sử dụng thức ăn đã được tiêu hóa để phát triển và cung cấp năng lượng. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong và tê liệt ở Hoa Kỳ. Căn bệnh này liên quan đến các biến chứng phức tạp lâu dài ảnh hưởng đến hầu hết các phần của cơ thể. Bệnh tiểu đường phát triển khi cơ thể không thể sử dụng glucose một cách thích hợp.

Insulin là một hóc môn cần thiết cho việc chuyển hóa đường, tinh bột và các thực phẩm khác thành năng lượng. Insulin giúp cho glucose di chuyển từ máu vào gan, cơ, các tế bào mỡ, nơi được sử dụng làm năng lượng. Trong trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường, hệ miễn dịch làm nhiễu loạn và phá hủy các tế bào bê-ta sản sinh insulin trong tụy. Khi bệnh nhân được chẩn đoán là bị tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy thường sản sinh đủ insulin nhưng vì một số lý do không rõ ràng, cơ thể không thể sử dụng insulin 1 cách hiệu quả, tình trạng này được gọi là kháng insulin.

 Phương pháp tốt nhất điều trị chữa khỏi bệnh tiểu đường tại nhà
 Phương pháp tốt nhất điều trị chữa khỏi bệnh tiểu đường tại nhà

Tiểu đường tuýp 1


Cơ thể dừng sản sinh ra insulin hoặc quá ít insulin dẫn tới không thể điều chỉnh đường huyết. Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi hệ miễn dịch phá hủy các tế bào sản sinh insulin của tuyến tụy (các tế bào bê ta).

Tiểu đường tuýp 1 là một loại bệnh tự miễn dịch. Tiểu đường tuýp 1 thường phát triển ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
Khoảng 10% các trường hợp tiểu đường là tiểu đường tuýp 1. Tiểu đường tuýp 1 thường được thấy ở thời thơ ấu hoặc thời thanh niên và cũng có thể xảy ra ở độ tuổi lớn hơn do tuyến tụy bị phá hủy do rượu, bệnh tật hoặc sự hỏng dần dần của các tế bào bê ta tuyến tụy.

Tiểu đường tuýp 2


Tiểu đường tuýp 2 cũng thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên tuy nhiên cũng xuất hiện nhiều hơn ở những độ tuổi lớn hơn so với tuýp 1, đặc biệt là những người thừa cân, béo phì.

Tuyến tụy tiết ra insulin, nhưng cơ thể một phần hoặc hoàn toàn không có khả năng sử dụng insulin trong trường hợp này. Tiểu đường tuýp 2, một cách kinh điển, được nhận thấy ở người trưởng thành, khoảng sau độ tuổi 45. Loại tiểu đường này thường được kiểm soát bằng chế độ ăn uống, giảm cân, tập luyện và thuốc uống.

Sau đây là danh sách một số phương pháp tốt nhất điều trị chữa khỏi bệnh tại nhà cho bệnh nhân tiểu đường:

1) Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh tiểu đường là mướp đắng. Mướp đắng đã được chứng minh là điều trị tiểu đường rất tốt. Để có hiệu quả hơn, bệnh nhân tiểu đường nên uống nước ép của 4 hoặc 5 quả mướp đắng mỗi sáng khi chưa ăn gì.

2) Uống nước lá cây Bilva và Parijataka để điều trị tiểu đường một cách tự nhiên.

3) Lý gai Ấn Độ chứa rất nhiều vitamin C, rất quan trọng cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa Canh nước ép lý gai pha với 1 chén nước ép mướp đắng, sử dụng hàng ngày trong vòng 2 tháng, giúp các tế bào tiết ra hóc-môn insulin trong tuyết tụy. Hỗn hợp này giúp hạ bớt đường huyết.

4) Hạt rau sam rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa cà phê hạt rau sam mỗi ngày với 1 nửa cốc nước trong vòng từ 4 đến 5 tháng sẽ kích thích insulin của cơ thể và giúp chữa trị căn bệnh.

5) Bổ sung thêm trái bưởi vào trong chế độ ăn là một cách điều trị tại nhà hiệu quả khác dành cho bệnh nhân đái tháo đường.

6) Dùng 2 thìa cà phê bột cỏ ca-ri với sữa mỗi ngày.

7) Lá xoài non cũng là một phương pháp điều trị rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngâm 15 gam lá xoài tươi trong 250ml nước qua đêm, và nghiền kỹ trong nước. Dung dịch này nên được sử dụng mỗi sáng để giải quyết tiểu đường giai đoạn đầu.

8) Nước ép cây sầu đâu (Margosa) cũng có hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com