Cùng với sự gia tăng của đái tháo đường, đái tháo đường thai kỳ cũng không ngừng gia tăng. Cho tới nay đái tháo đường thai kỳ đang là một vấn đề đáng quan tâm của y tế cộng đồng vì tỷ lệ mắc bệnh cũng như các biến chứng của bệnh tiểu đường cho cả người mẹ và thai nhi.
Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng không dung nạp carbohydrat được phát hiện lần đầu khi mang thai.
Trong thời kỳ mang thai Insulin tăng tiết gấp 1,5 – 2 lần khi đáp ứng với nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống hay truyền tĩnh mạch. Rõ ràng là cả lượng insulin dự trữ lẫn khả năng đáp ứng bài tiết mới của tế bào bêta (β) đã bị giới hạn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng không dung nạp glucose ở người mẹ.
Đái tháo đường nằm trong nhóm bệnh lý mà chị em cần thận trọng nếu có ý định mang thai. Dù đa phần phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh, nhưng khi mắc bệnh có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.
Tiểu đường thai kỳ thường gặp ở những người phụ nữ thừa cân và có những chế độ dinh dưỡng không hợp lý khi mang thai. Ăn ngọt quá nhiều và thiếu cân khi mang thai cũng dễ gây rối loạn chuyển hóa, dẫn tới tiểu đường. Tăng cân quá nhanh do ăn quá ngọt, quá béo cũng là yếu tố nguy cơ. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, những người có tiền căn tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước, từng sinh con trên 4 kg, tăng trọng nhanh trong thai kỳ, ít vận động thể lực, có các bệnh đi kèm như tim mạch, cao huyết áp, hội chứng buồng trứng đa nang… cũng nằm trong nhóm nguy cơ.
Đái tháo đường thai kỳ có thể gây những ảnh hưởng rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén và nguy cơ bị đái tháo đường thực sự trong tương lai… Nếu mẹ không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, có thể gây sảy thai, thai dị tật, thai chết trong bụng mà không rõ lý do, con có trọng lượng lớn nên sinh khó, trẻ dễ bị ngạt, nguy cơ cao phải mổ khi sinh, vàng da nặng… Người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành. Những trẻ này dễ bị thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh, suy hô hấp, gây rối loạn chuyển hóa sơ sinh như hạ đường huyết, đa hồng cầu…
Nhìn chung, cũng giống như can thiệp cho những người bệnh đái tháo đường không mang thai, với 3 biện pháp chính: chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc.
Đái tháo đường thai kỳ hoàn toàn không có triệu chứng nhưng khi đã có triệu chứng thường rất nặng và rất nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và em bé. Vì vậy những người có yếu tố nguy cơ cao cần tầm soát sớm ở những cơ sở y tế chuyên khoa.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN
Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201
Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ -
TP Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét