Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Triệu chứng của bệnh tiểu đường và điều bạn cần chú ý

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy rất đói, mệt mỏi, kèm với khát và đi tiểu nhiều, có thể bạn đã bị tiểu đường, một loại bệnh đang có xu hướng ngày một tăng. Triệu chứng của bệnh tiểu đường rất đa dạng, vì vậy hãy cùng khám phá ngay sau đây để biết liệu bạn có mắc phải căn bệnh khó chịu này hay không.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường và điều bạn cần chú ý
Tìm hiểu triệu chứng tiểu đường

Khi cơ thể có sự thiếu hụt insulin hoặc giảm đáp ứng với tác dụng của insulin, làm cho chất đường được sinh ra sau khi chúng ta ăn uống không đi đến được các tế bào để sinh ra năng lượng. Kết quả làm cho lượng đường huyết tăng cao. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ các bệnh về tim, giảm thị lực, thần kinh và làm tổn thương các cơ quan khác. Dưới đây là các triệu chứng của bệnh tiểu đường điển hình nhất.

Tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu tăng quá cao, cơ thể không sản xuất đủ insulin – hormon giúp tế bào hấp thụ đường từ máu, hoặc insulin hoạt động không hiệu quả.

Theo Ủy ban Dịch vụ con người và Sức khỏe Mỹ, các triệu chứng thường gặp của tiểu đường gồm:

– Khát và đi tiểu quá nhiều: Đây là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường dễ nhận thấy nhất. Bệnh nhân bị tiểu đường có mức đường huyết cao khiến chức năng của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu cũng bị rối loạn. Khi đường trong thận nhiều cũng sẽ được hòa vào nước tiểu. Từ đó đòi hỏi cần thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường nên dẫn đến cảm giác khát và cũng dẫn đến triệu chứng đi tiểu nhiều hơn.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường


– Thường xuyên cảm thấy rất đói: Khi cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn để đối phó với tình trạng nồng độ đường cao trong máu và trở nên đề kháng với hoạt động của insulin trong bệnh tiểu đường type 2. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Khi đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và thèm ăn. Dù có sự gia tăng lượng calori nhập vào cơ thể, nhưng người bệnh vẫn có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.

– Cảm giác rất mệt mỏi: một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường đó là cơ thể người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi do khả năng sử dụng năng lượng từ glucose bị giảm sút.

– Sụt cân không rõ nguyên nhân: Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ bị sụt cân nghiêm trọng và trong thời gian rất ngắn.

– Thường xuyên nhiễm trùng hoặc các vết thương không lành: Biểu hiện tiếp theo chính là những vết thương rất khó lành do nồng độ đường cao ngăn chặn bạch cầu trong máu hoạt động bình thường.

– Nhìn mờ: Người bệnh có thể cảm thấy thị lực của mình giảm sút, rất khó nhìn.

– Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân

– Da khô, ngứa.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Khám phá biểu hiện của bệnh tiểu đường từ “thủa ban đầu”

Hiện nay bệnh đái tháo đường đường đang dần trở thành một trong những “đại dịch” ở rất nhiều nước trên thế giới. Đây là bệnh khá nguy hiểm, bởi sự rối loạn chuyển hóa đường gây ra nhiều biến chứng, và biểu hiện của bệnh tiểu đường chủ yếu là những tổn thương hệ tim mạch, hệ thần kinh, thận – tiết niệu, mắt, da… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về biểu hiện của bệnh ngay sau đây.

 Khám phá biểu hiện của bệnh tiểu đường từ “thủa ban đầu”
Những biểu hiện ban đầu của bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng, do sự rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin bị thiếu hụt và không điều hòa được lượng đường trong máu dẫn đến lượng đường bị tăng cao, gây ra tình trạng đái tháo đường. Cụ thể:

– Khi insulin không được sản sinh được coi là bệnh type 1

– Có insulin nhưng cơ thể lại kháng insulin hoặc giảm lượng insulin, đây là bệnh type 2. Tình trạng bệnh này gặp nhiều hơn type 1 và đang dần trở nên phổ biến hơn.

Những ảnh hưởng từ biểu hiện của bệnh tiểu đường rất lâu dài và gây tổn hại lớn đến sức khỏe của người bệnh. Việc kiểm soát lượng đường trong máu được coi là quan trọng nhất tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn. Đặc biệt là phải chú trọng đến chế độ ăn uống hàng ngày để kiểm soát lượng đường được hấp thụ.

Biểu hiện của bệnh tiểu đường như thế nào?


Thông thường để biết rõ xem mình có bị mắc phải căn bệnh tiểu đường hay không thì nên đi khám bác sĩ, kiểm tra lượng đường huyết để có kết quả chính xác nhất. Căn bệnh này có thể được chẩn đoán khi cơ thể không có khả năng giữ nồng độ đường trong giới hạn từ 72 – 126mg/dl.

Tuy nhiên nếu để tự nhận biết về những biểu hiện của bệnh tiểu đường thì có thể xem xét một vài triệu chứng ban đầu của bệnh, mặc dù có thể có những trường hợp biểu hiện sẽ không rõ ràng thậm chí là không có biểu hiện rõ ràng, chính vì vậy đã có nhiều người chủ quan và nhận ra căn bệnh của mình sau vài tháng hay vài năm.

Bệnh có một vài biểu hiện ban đầu cụ thể là:


Khát nước: Cảm giác liên tục khát nước và muốn uống nước ngay cả khi vừa uống xong. Có những người bệnh khát nước nhiều nên uống thêm nước ngọt, bởi nước ngọt làm cho lượng đường huyết tăng cao, càng gây ra khát nước và khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Đi tiểu nhiều: Người bệnh luôn có nhu cầu đi tiểu liên tục và mỗi lần đi với lượng rất lớn. Ngay cả ban đêm khi ngủ cũng thức dậy đi tiểu nhiều lần. Điều này rất bất tiện và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi đi tiểu, nồng độ đường huyết cũng sẽ được giải phóng trong nước tiểu, khiến cơ thể vừa mất nước lại vừa cảm thấy khát và luôn muốn đi tiểu nhiều.

Biểu hiện của bệnh tiểu đường thời gian đầu rõ rệt nhất là giảm cân: Năng lượng chính của cơ thể chính là đường glucose, nhưng vì lượng đường này không được điều hòa thích hợp dẫn đến đường bị thải ra ngoài cùng nước tiểu. Năng lượng giảm sút, cơ thể trở nên mệt mỏi và kết quả là bị sụt cân nghiêm trọng.

Ngoài ra, một số biểu hiện ban đầu của bệnh tiểu đường có thể kèm theo chứng táo bón, mệt mỏi, ngứa râm ran bàn tay – bàn chân, giảm thị lực…

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Việt quất giúp ngừa bệnh tiểu đường type 2

Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất của nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Hoa Kỳ công bố trên tạp chí BMJ. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện công trình của mình ở 3 quốc gia là Mỹ, Anh và Singapore. Các số liệu được thu thập trên 187.000 người.

Việt quất giúp ngừa bệnh tiểu đường type 2
Việt quất giúp ngừa bệnh tiểu đường type 2

Công trình nghiên cứu trải dài từ năm 1984 – 2008. Kết quả cho thấy, những người ăn trái việt quất tím hàng ngày có thể giảm được 26% nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Đó có thể là do hiệu ứng đến từ các hợp chất sinh học có trong trái việt quất tím. Các chất sinh học này có thể giúp điều hòa sự hấp thu đường máu, điều hòa tính kháng insulin, một điều vốn rất phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khuyên rằng, để có được hiệu ứng sinh học trên, bạn cần ăn nguyên trái việt quất.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Chứng đường huyết tăng cao là nguyên nhân gây ra biến chứng mạch máu và một số biến chứng khác ở người đái tháo đường. Nguồn thức ăn cung cấp vào cơ thể hàng ngày sẽ tác động trực tiếp đến chỉ số đường huyết trong máu của mỗi bệnh nhân tiểu đường. Chính vì vậy câu hỏi đặt ra là bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Tiểu đường là căn bệnh liên quan đến nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat do insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận…

Do vậy, ngoài chế độ vận động thể lực và thuốc điều trị thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường

- Ăn các loại hoa quả ít đường như táo, bưởi, cam quýt…

- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.

- Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.

- Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.

Người bệnh không nên ngồi lười vận động, không nên ngồi một chỗ suốt ngày. Nên dành từ 30 – 45 phút để đi bộ mỗi ngày. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe, đây là một phương thuốc rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Chế độ ăn uống và tập thể dục là biện pháp giúp cho người bị bệnh tiểu đường đạt được cân nặng lý tưởng, duy trì sức khỏe để sống và làm việc có hiệu quả và góp phần giảm lượng đường huyết bị tăng cao trong máu.

Lượng đường được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường ăn uống vì thế nếu muốn kiểm soát lượng đường trong máu thì bạn phải kiểm soát được những gì bạn sẽ ăn. Nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ, ý kiến các chuyên gia và thông qua mạng internet để tìm hiểu về những loại thực phẩm nào bạn nên tránh.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Đái tháo đường thai kỳ

Cùng với sự gia tăng của đái tháo đường, đái tháo đường thai kỳ cũng không ngừng gia tăng. Cho tới nay đái tháo đường thai kỳ đang là một vấn đề đáng quan tâm của y tế cộng đồng vì tỷ lệ mắc bệnh cũng như các biến chứng của bệnh tiểu đường cho cả người mẹ và thai nhi.

Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng không dung nạp carbohydrat được phát hiện lần đầu khi mang thai.

Trong thời kỳ mang thai Insulin tăng tiết gấp 1,5 – 2 lần khi đáp ứng với nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống hay truyền tĩnh mạch. Rõ ràng là cả lượng insulin dự trữ lẫn khả năng đáp ứng bài tiết mới của tế bào bêta (β) đã bị giới hạn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng không dung nạp glucose ở người mẹ.

Đái tháo đường nằm trong nhóm bệnh lý mà chị em cần thận trọng nếu có ý định mang thai. Dù đa phần phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh, nhưng khi mắc bệnh có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.

Tiểu đường thai kỳ thường gặp ở những người phụ nữ thừa cân và có những chế độ dinh dưỡng không hợp lý khi mang thai. Ăn ngọt quá nhiều và thiếu cân khi mang thai cũng dễ gây rối loạn chuyển hóa, dẫn tới tiểu đường. Tăng cân quá nhanh do ăn quá ngọt, quá béo cũng là yếu tố nguy cơ. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, những người có tiền căn tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước, từng sinh con trên 4 kg, tăng trọng nhanh trong thai kỳ, ít vận động thể lực, có các bệnh đi kèm như tim mạch, cao huyết áp, hội chứng buồng trứng đa nang… cũng nằm trong nhóm nguy cơ.

Đái tháo đường thai kỳ có thể gây những ảnh hưởng rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Người mẹ có thể mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu, tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén và nguy cơ bị đái tháo đường thực sự trong tương lai… Nếu mẹ không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, có thể gây sảy thai, thai dị tật, thai chết trong bụng mà không rõ lý do, con có trọng lượng lớn nên sinh khó, trẻ dễ bị ngạt, nguy cơ cao phải mổ khi sinh, vàng da nặng… Người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành. Những trẻ này dễ bị thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh, suy hô hấp, gây rối loạn chuyển hóa sơ sinh như hạ đường huyết, đa hồng cầu…

Nhìn chung, cũng giống như can thiệp cho những người bệnh đái tháo đường không mang thai, với 3 biện pháp chính: chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc.

Đái tháo đường thai kỳ hoàn toàn không có triệu chứng nhưng khi đã có triệu chứng thường rất nặng và rất nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và em bé. Vì vậy những người có yếu tố nguy cơ cao cần tầm soát sớm ở những cơ sở y tế chuyên khoa.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thuốc chữa tiểu đường

Bệnh tiểu đường còn được gọi là bệnh đái tháo đường. Nó chính là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Dùng thuốc chữa tiểu đường là cách giúp bạn có sự cân bằng tốt nhất về lượng đường trong máu để đảm bảo có một cơ thể luôn khỏe mạnh.

Thuốc chữa tiểu đường
Thuốc chữa tiểu đường


Người bị bệnh tiểu đường ngoài chế độ ăn uống kiêng khem và thể dục thì người bệnh còn cần sử dụng đến các loại thuốc giúp giữ lượng đường trong máu ổn định để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm về sau. Bạn có thể sử dụng các bài thuốc đông y, các loại cây thuốc nam cũng giúp kiểm soát bệnh này rất tốt. Trong bài này chúng tôi sẽ đề cập đến các loại thuốc có tác dụng điều trị tiểu đường.

Sulfamid hạ đường huyết: Cơ chế tác dụng: kích thích tế bào bêta của tụy tăng tiết insulin với điều kiện tế bào bêta còn lành. Vì thế nên thuốc này được chỉ định uống trước ăn 20 – 30 phút. Các thuốc thường dùng: sulfamid thế hệ 1 (carbutamid, tolbutamid ) hiện nay ít dùng, sulfamid thế hệ 2 (gliclazid, diamicron, glipizid, glibenclamid), sulfamid dùng một lần (amaryl, diamicron MR). Các thuốc này được chỉ định điều trị đái tháo đường týp 2. Không dùng trong các trường hợp đái tháo đường týp 1 hoặc người có suy gan, thận, có thai, bệnh nhân bị nhiễm trùng, có chỉ định phẫu thuật, đột quỵ, các tình trạng hôn mê do rối loạn chuyển hóa, bệnh lý cấp tính…

Biguanide: Cơ chế tác dụng của thuốc là làm tăng nhạy cảm với hormon insulin tại cơ quan đích, tăng sử dụng glucose ở tổ chức ngoại vi, đặc biệt ở tế bào cơ, giảm tạo glucose ở gan, giảm hấp thu glucose ở ruột. Tuy vậy, nhóm này không có tác dụng bài tiết insulin ở tụy. Có thể điều trị đơn độc hoặc phối hợp với sulfonylure. Trong nhóm này gồm các thuốc: metformin, siofor, glucophage… được chỉ định dùng điều trị đái tháo đường týp 2. Những trường hợp đái tháo đường týp 1 hoặc các trường hợp phẫu thuật, tình trạng nhiễm toan, có thai, suy gan, suy thận không dùng.
Thuốc được uống sau ăn. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng có thể có hiện tượng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nhiễm toan acid lactic. Các tác dụng này nói chung ít gặp và sẽ tự hết khi ngừng thuốc.

Nhóm ức chế men alpha – glucosidase: Nhóm này có tác dụng làm chậm hấp thu đường ở ruột non. Vì vậy, thuốc này được hướng dẫn uống ngay trong bữa ăn. Bao gồm: acarbose, voglibose. Thuốc được dùng điều trị đái tháo đường thể nhẹ cả týp 1 và týp 2. Không dùng thuốc này khi bệnh nhân mắc bệnh rối loạn hấp thu, phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 18 tuổi.

Nhóm thiazolidinediones: Cơ chế tác dụng: làm tăng nhạy cảm insulin tại cơ quan đích giống nhóm biguanide bao gồm các thuốc: rosiglitazone, pioglitazone… Chỉ định: được dùng phối hợp với các thuốc khác trong điều trị đái tháo đường týp 2. Không dùng cho bệnh nhân có thai và cho con bú, suy tim, suy gan, suy thận, phẫu thuật, nhiễm trùng nặng…

Nhóm meglitimide: Nhóm này có tác dụng kích thích tế bào bêta của tụy tăng sản xuất insulin. Thuốc được dùng là novonorm chỉ định trong điều trị đái tháo đường týp 2, uống trước khi ăn 15-30 phút. Tác dụng xuất hiện nhanh (30 phút sau khi uống thuốc) vì vậy không được uống thuốc nếu không ăn. Không dùng cho những trường hợp suy gan, thận, có thai, nhiễm trùng, phẫu thuật

Bệnh nhân không tự động điều chỉnh liều thuốc điều trị đái tháo đường nếu không có hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý bỏ thuốc. Bệnh nhân nên tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ.
Nói chung, thuốc đái tháo đường sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, các loại thuốc này đạt hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng phối hợp với chế độ ăn và tập thể dục.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Lời khuyên hữu ích cho thai phụ mắc bệnh tiểu đường

Bạn nên giữ cân nặng hợp lý – số cân nặng tăng thêm của bạn sẽ tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai của bạn. Điều quan trọng là theo dõi cả tổng cân nặng tăng thêm lẫn mức độ tăng cân mỗi tuần.

Lời khuyên hữu ích cho thai phụ mắc bệnh tiểu đường
Lời khuyên hữu ích cho thai phụ mắc bệnh tiểu đường


Ghi nhận chế độ ăn, vận động thể lực, và nồng độ đường huyết của bạn hàng ngày – Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ nên ghi lại chỉ số đường huyết, vận động thể lực của họ, và tất cả mọi thứ họ ăn, uống vào một cuốn sổ ghi chép hàng ngày. Việc này giúp theo dõi quá trình điều trị và điều gì cần được thay đổi nếu có.

Đôi khi, những thay đổi trong dinh dưỡng không đủ để kiểm soát lượng đường trong máu (chiếm khoảng 10-12% thai phụ bị tiểu đường). Khi ấy, bạn cần phải dùng thuốc. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc tiêm insulin cho bạn.

Dù bị tiểu đường loại nào thì mọi người luôn phải nhớ: Chế độ dinh dưỡng + Tập thể dục + Phương pháp điều trị tiểu đường khoa học sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt nhất. Đặc biệt đối với thai phụ khi mắc phải tiểu đường thai kỳ thì chế độ dinh dưỡng phải hết sức được chú ý và căn nhắc để luôn đảm bảo không gây ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Bệnh đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì

Đái tháo đường thai kỳ là loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Tiểu đường khi mang thai cần sớm phát hiện và điều trị để không gây ảnh hưởng cho mẹ và bé. Trong việc kiểm soát tiểu đường ở bà bầu thì dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng. Câu hỏi được đặt ra là tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để có đầy đủ dinh dưỡng cho thai phụ mà vẫn không làm tăng lượng đường trong máu.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì
Bệnh đái tháo đường thai kỳ nên ăn gì

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bà bầu bị tiểu đường nên bổ sung vào thực đơn của mình thường xuyên hơn để kiểm soát tốt căn bệnh tiểu đường giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong giai đoạn thai kỳ.

KHOAI LANG

Khoai lang có tác dụng hạ đường huyết và kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, ăn khoai lang cũng giúp mẹ bầu nhuận tràng, giảm thiểu nguy cơ bị táo bón thai kỳ.

HÀNH TÂY TÍM

Trong hành tây tím có chứa nhiều hóa chất tự nhiên có tác dụng cao trong việc hạ đường huyết, giảm mỡ máu, chống viêm, chống hen suyễn… Hành tây tím có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

RONG BIỂN

Hàm lượng vitamin, protein, carotein… trong rong biển tương đối phong phú, đặc biệt chứa rất ít đường nên có tác dụng hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu. Rong biển có thể chế biến thành nhiều món chay, mặn khác nhau. Đặc biệt, rong biển nấu canh rất tốt cho sức khỏe bà bầu.

CÀ RỐT

Cà rốt có nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho… Một củ cà rốt cỡ trung bình có 19mg canxi, 32mg photpho, 233mg kali, 7mg vitamin C, 7gr carbonhydrat, 5gr đường, 2gr chất xơ, 1gr chất đạm, 6000mcg vitamin A, 40 calori, không có chất béo hoặc cholesterol. Vì thế, không những chữa trị hiệu quả chứng táo bón trong thai kỳ mà cà rốt còn có tác dụng hạ huyết áp, rất có lợi cho mẹ bầu bị tiểu đường.

Cà rốt có thể chế biến theo nhiều cách: xào, nấu, ngâm dấm… hoặc làm thành sinh tố, nước ép cũng rất ngon.

MỘC NHĨ

Mộc nhĩ chứa nhiều polysaccharides có tác dụng hạ đường huyết. Ngoài ra, hàm lượng protein , carotene, vitamin, chất sắt , natri, kali, canxi và các khoáng chất khác trong mộc nhĩ cũng tương đối cao nên không chỉ giúp giảm lượng đường trong máu mà còn giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn.

MƯỚP ĐẮNG

Theo các nghiên cứu lâm sàng gần đây, mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) rất có giá trị trong việc chữa trị cao huyết áp. Mướp đắng tươi có thể sử dụng chế biến món ăn hoặc phơi khô để uống trà. Tuy vậy, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều mướp đắng vì có tính hàn.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thực đơn cho người bệnh tiểu đường

Sau đây là một số một số món ăn nên có trong bữa ăn của người bệnh tiểu đường.

Cháo khoai lang: Khoai lang 60g, kê 30g. Khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê. Ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường có tỳ vị hư nhược.

Cháo bột sắn: Bột sắn 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đêm vo rửa sạch nấu thành cháo đặc, cho bột sắn hoà với nước, nấu với cháo đặc trên. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường týp II, khát nước, miệng họng khô.

Cháo rau cần tây: Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50 – 100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm muối gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều. Chỉ định cho các trường hợp tăng huyết áp và bệnh tiểu đường.

Cháo ý dĩ: Ý dĩ nấu cháo cho ăn hằng ngày. Dùng cho các bệnh nhân tiểu đường khát nhiều, uống nhiều.

Cháo hoặc cơm tiểu mạch: Mì hạt đã xát vỏ hoặc bột mì ngâm nước đãi sạch, nấu thành cơm hoặc cháo. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng họng khô khát nước; người bệnh tiểu đường có thể ăn nhưng phải tuân thủ định lượng theo thực đơn quy định.

Canh trai, rau hẹ: Trai 150g, rau hẹ 60 – 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.

Canh hẹ, hẹ xào: Hẹ tươi 90 -150g, hàng ngày nấu canh hay xào không cho muối. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường khát nhiều.

Lòng bò nấu dấm chua: Dạ dày bò 200g thái lát nấu với dấm và gia vị thành dạng canh súp. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, suy nhược choáng váng, xây sẩm, hoa mắt chóng mặt.

Cụ thể hơn dưới đây chúng tôi cung cấp cho bạn bảng thực đơn các bữa trong ngày, và thực đơn của mỗi ngày trong tuần. Bạn có thể tham khảo áp dụng theo thực đơn này để giúp kiểm soát đường huyết.
Thực đơn cho người bệnh tiểu đường

Thực đơn cho người bệnh tiểu đường

Chỉ cần chế độ ăn kiêng hợp lý bạn vẫn có thể thưởng thức những món ăn hấp dẫn vẫn có thể bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể mà đường huyết vẫn ổn định. Người bệnh cần thăm khám thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sỹ theo dõi và điều trị.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Biểu hiện của bệnh tiểu đường như thế nào?

Thông thường để biết rõ xem mình có bị mắc phải căn bệnh tiểu đường hay không thì nên đi khám bác sĩ, kiểm tra lượng đường huyết để có kết quả chính xác nhất. Căn bệnh này có thể được chẩn đoán khi cơ thể không có khả năng giữ nồng độ đường trong giới hạn từ 72 – 126mg/dl.


Biểu hiện của bệnh tiểu đường như thế nào?
Biểu hiện của bệnh tiểu đường như thế nào?

Tuy nhiên nếu để tự nhận biết về những biểu hiện của bệnh tiểu đường thì có thể xem xét một vài triệu chứng ban đầu của bệnh, mặc dù có thể có những trường hợp biểu hiện sẽ không rõ ràng thậm chí là không có biểu hiện rõ ràng, chính vì vậy đã có nhiều người chủ quan và nhận ra căn bệnh của mình sau vài tháng hay vài năm.

Bệnh có một vài biểu hiện ban đầu cụ thể là:


Khát nước: Cảm giác liên tục khát nước và muốn uống nước ngay cả khi vừa uống xong. Có những người bệnh khát nước nhiều nên uống thêm nước ngọt, bởi nước ngọt làm cho lượng đường huyết tăng cao, càng gây ra khát nước và khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Đi tiểu nhiều: Người bệnh luôn có nhu cầu đi tiểu liên tục và mỗi lần đi với lượng rất lớn. Ngay cả ban đêm khi ngủ cũng thức dậy đi tiểu nhiều lần. Điều này rất bất tiện và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi đi tiểu, nồng độ đường huyết cũng sẽ được giải phóng trong nước tiểu, khiến cơ thể vừa mất nước lại vừa cảm thấy khát và luôn muốn đi tiểu nhiều.

Biểu hiện của bệnh tiểu đường thời gian đầu rõ rệt nhất là giảm cân: Năng lượng chính của cơ thể chính là đường glucose, nhưng vì lượng đường này không được điều hòa thích hợp dẫn đến đường bị thải ra ngoài cùng nước tiểu. Năng lượng giảm sút, cơ thể trở nên mệt mỏi và kết quả là bị sụt cân nghiêm trọng.

Ngoài ra, một số biểu hiện ban đầu của bệnh tiểu đường có thể kèm theo chứng táo bón, mệt mỏi, ngứa râm ran bàn tay – bàn chân, giảm thị lực…

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Khám phá biểu hiện của bệnh tiểu đường từ “thủa ban đầu”

Hiện nay bệnh đái tháo đường đường đang dần trở thành một trong những “đại dịch” ở rất nhiều nước trên thế giới. Đây là bệnh khá nguy hiểm, bởi sự rối loạn chuyển hóa đường gây ra nhiều biến chứng, và biểu hiện của bệnh tiểu đường chủ yếu là những tổn thương hệ tim mạch, hệ thần kinh, thận – tiết niệu, mắt, da… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về biểu hiện của bệnh ngay sau đây.

Khám phá biểu hiện của bệnh tiểu đường từ “thủa ban đầu”
Những biểu hiện ban đầu của bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng, do sự rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormone insulin bị thiếu hụt và không điều hòa được lượng đường trong máu dẫn đến lượng đường bị tăng cao, gây ra tình trạng đái tháo đường. Cụ thể:

- Khi insulin không được sản sinh được coi là bệnh type 1

- Có insulin nhưng cơ thể lại kháng insulin hoặc giảm lượng insulin, đây là bệnh type 2. Tình trạng bệnh này gặp nhiều hơn type 1 và đang dần trở nên phổ biến hơn.

Những ảnh hưởng từ biểu hiện của bệnh tiểu đường rất lâu dài và gây tổn hại lớn đến sức khỏe của người bệnh. Việc kiểm soát lượng đường trong máu được coi là quan trọng nhất tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn. Đặc biệt là phải chú trọng đến chế độ ăn uống hàng ngày để kiểm soát lượng đường được hấp thụ.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Cách sử dụng hạt Methi chữa bệnh tiểu đường

- Cách 1: cho 1 muỗng hạt Methi vào ly nước nóng 50 – 70 độ khoảng 10 phút, sau đó ăn hạt và uống nước 2 – 3 lần/ ngày trước bữa ăn 1h.

- Cách 2: cho 2 – 3 thìa nhỏ hạt Methi vào ấm trà rót nước nóng chờ khoảng 5 phút, uống 2- 3 lần tới khi nước nhạt màu ( giống như pha và uống trà ).

Cách sử dụng hạt Methi chữa bệnh tiểu đường
Cách sử dụng hạt Methi chữa bệnh tiểu đường

- Cách 3: Cho hạt Methi vào ấm đun sôi 3 – 5 phút, lọc bỏ bã. Uống nóng, để nguội hoặc bỏ vào tủ lạnh để uống trong ngày.

- Cách 4: Nếu muốn thơm ngon hơn thì có thể xao vàng rồi hãm nước và uống nóng hoặc đóng chai để tủ lạnh uống như nước lọc trong ngày. Với cách này cần tăng liều dùng lên khoảng 1,2 – 1,5 lần.

- Cách 5: Hấp cơm, làm bánh, nước sốt, làm sinh tố, sữa chua,…

Liều dùng:

- Tiểu đường type 1: 50-100gr/ngày

- Tiểu đường type 2: 25-50gr/ngày

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Bí kíp từ cách dùng dầu dừa chữa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một bệnh rất nguy hiểm, và những người bệnh tiểu đường phải thực hiện những chế độ kiêng khem trong ăn uống cũng như điều trị rất khắt khe. Vì nếu chỉ “ăn nhầm” một loại thực phẩm nào đó gây tăng đường huyết, cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là cần hạn chế chất béo. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng dầu dừa chữa bệnh tiểu đường rất tốt, vì các dưỡng chất trong dầu dừa có thể giúp lưu thông máu, chữa các triệu chứng do tiểu đường gây ra.


Bí kíp từ cách dùng dầu dừa chữa bệnh tiểu đường
Dầu dừa có thể chữa tiểu đường?

Dầu dừa là một loại chất béo từ thực vật rất tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Trong thành phần của dầu dừa có chứa acid lauric và capric, các chất này có khả năng thúc đẩy tuyến tụy tiết ra insulin. Ngoài ra, các acid béo trong dầu dừa là loại acid béo chuỗi trung bình(ABctb) nên nó không cần insulin vẫn có thể đi qua màng tế bào một cách dễ dàng.

Như vậy, khi bạn ăn dầu dừa sẽ giúp cho năng lượng ở các tế bào được tăng lên. Khi đó, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 1 hay type 2 thì cũng không vấn đề, cơ thể bạn vẫn được nạp năng lượng mà không cần insulin. Ngoài ra, ABctb cũng giúp điều hòa lượng đường huyết rất hiệu quả.

Theo nhiều nghiên cứu mới đây đã công bố kết quả cho thấy rằng, thực tế các tinh chất trong dầu dừa có thể điều hòa đường huyết là bởi vì: Khi người bệnh dùng dầu dừa, lượng thức ăn được đưa ra khỏi bao tử sẽ chậm hơn, tức là lượng đường trong thức ăn được chuyển hóa vào máu sẽ chậm hơn.

Bệnh tiểu đường type 2 là sự kháng insulin, khi đó glucose sẽ không thể đi vào tế bào được, lúc này tế bào sẽ gửi tín hiệu “đói”, đồng thời khi đó, lượng đường trong máu cao. Khi sự gia tăng đường trong máu cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng bệnh khác, trong đó chủ yếu nhất là bệnh tim mạch.

Nhưng ABctb có thể thay đổi được tình trạng này. Khi người bệnh tiểu đường ăn dầu dừa, ABctb đi vào tế bào, các tế bào sẽ không bị “đói” nữa và đường huyết ở mức ổn định, từ đó ngăn chặn các biến chứng phức tạp khác có thể xảy ra.
Bí kíp từ cách dùng dầu dừa chữa bệnh tiểu đường
Thần dược từ dầu dừa chữa bệnh tiểu đường

Vì những lý do trên, ta thấy được công dụng của dầu dừa chữa bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả. Đây chắc chắn là một loại chất béo tốt nhất và duy nhất mà người bệnh tiểu đường có thể ăn được. Vì vậy, nếu đang mắc phải căn bệnh quái ác này, đừng quên xây dựng thực đơn có dầu dừa và những thực phẩm cần thiết khác nữa.

Nhiều người bệnh cũng cho biết rằng, khi họ sử dụng dầu dừa trong chế biến món ăn hay mỗi ngày uống từ 2 – 3 muỗng canh dầu dừa, mức đường huyết của họ luôn ổn định, ngay cả khi ăn đồ ngọt cũng rất yên tâm. Vì vậy hiện nay các bác sĩ và chuyên gia luôn khuyên người bệnh thường xuyên sử dụng dầu dừa để kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Khoai lang trắng vừa bổ dưỡng vừa tác dụng chữa bệnh

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đại học Nông nghiệp và Khoa học thuộc việc đại học North Carolina đã xác nhận, khoai lang trắng là loại củ có chỉ số GI thấp, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. 

Vì vậy, các chuyên gia cũng đã khuyên người dân nên thường xuyên ăn khoai lang, đặc biệt là khoai lang trắng, bởi đây là loại thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa, cho sức khỏe, có chứa nhiều chất xơ, vitamin A dưới dạng beta-caroten, vitamin C, B6, kali, sắt, glutathione… Nhờ vậy có khả năng chống oxi hóa, ngăn ngừa bệnh tật, tăng miễn dịch và chống lại các tế bào nhiễm bệnh.

Khoai lang trắng vừa bổ dưỡng vừa tác dụng chữa bệnh
Công dụng từ khoai lang trắng chữa bệnh tiểu đường type 2

Để sử dụng khoai lang trắng chữa bệnh tiểu đường, có một cách đơn giản là bạn chỉ cần dùng 500g vỏ tươi nấu với nước rồi uống hàng ngày rất tốt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn như bình thường loại củ này, nhưng khi chế biến chỉ cần rửa sạch và đừng bỏ vỏ. Tuy nhiên, nên ăn ít chứ không nên ăn quá nhiều mỗi lần và đặc biệt là chỉ dùng củ khoai lang trắng mà thôi.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Công dụng đặc biệt từ khoai lang trắng chữa bệnh tiểu đường

Có thể bạn chưa biết, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng khoai lang trắng – một loại thực phẩm thuộc nhóm tinh bột nhưng lại có chứa những hoạt chất giúp kiểm soát tốt đường huyết và cholesteron trong tiểu đường type 2. Hãy cùng khám phá thực hư khoai lang trắng chữa bệnh tiểu đường như thế nào ngay sau đây.

Công dụng đặc biệt từ khoai lang trắng chữa bệnh tiểu đường
Công dụng từ khoai lang

Khoai lang là một loại cây nông nghiệp khá quen thuộc với người dân Việt Nam, nó được trồng khá phổ biến, đặc biệt là vào vụ mùa thu – đông (bắt đầu từ tháng 8 – tháng 12 âm lịch). Người ta thường sử dụng phần củ và phần lá của khoai lang để làm thực phẩm và dùng nhiều trong chăn nuôi. Ngoài ra, đây cũng là vị thuốc được dùng nhiều để chữa các chứng như táo bón, béo phì, thiếu sữa…

KHOAI LANG TRẮNG – KẺ THÙ CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Khoai lang có rất nhiều loại, nhưng để chữa bệnh tiểu đường thì chỉ có khoai lang trắng là có nhiều dưỡng chất tốt. Tại Nhật Bản, người ta đã điều chế thành dược phẩm bổ sung dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Công dụng đặc biệt từ khoai lang trắng chữa bệnh tiểu đường
Khoai lang trắng chữa bệnh tiểu đường

Đối với những người bệnh tiểu đường, thực phẩm tinh bột được coi là “kẻ thù số 1”, bởi nó sẽ làm lượng đường huyết tăng cao. Tuy nhiên, khoai lang trắng lại có thể giúp kiểm soát đường huyết, đây thực sự là điều kỳ diệu từ loại thực phẩm này. Đây là thực tế mà có một số nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận.

Sở dĩ khoai lang trắng chữa bệnh tiểu đường được là do trong thành phần của loại củ này có chứa chất Caiapo, đặc biệt là ở vỏ củ khoai lang. Chất Caiapo giúp tăng cường insulin trong tuyến tuy tiết ra giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, ổn định đường trong máu để giúp bệnh nhân khỏe mạnh hơn. Nhiều kết quả thử nghiệm đã cho thấy chất này giúp kiểm soát đường và cholesteron trong máu rất tốt, đây là cách hữu hiệu để điều trị bệnh tiểu đường type 2, không có một phản ứng phụ nào xảy ra đối với những bệnh nhân đã được điều trị.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0911.478.099 – 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com