Những bệnh nhân tiểu đường thường sử dụng máy đo đường huyết để thuận tiện trong quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số chú ý khi đo đường huyết.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, để theo dõi bệnh tình, thì phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu và đường trong nước tiểu để kết hợp với việc điều trị, có như vậy thì việc điều trị thuốc mới sát đúng với diễn biến của bệnh tật nhằm khống chế tốt bệnh tình. Do mức hàm lượng đường trong máu bị tác động bởi khá nhiều yếu tố, do vậy trước khi hóa nghiệm đường trong máu hay kiểm tra hàng ngày bằng máy đo đường huyết gia đình, chúng ta cần chú ý những yếu tố sau:
1. Vị trí mẫu máu thử đường huyết
Bạn có thể chọn một vị trí khác trên cơ thể ngoài đầu ngón tay để lấy mẫu máu thử. Bạn có thử ở lòng bàn tay. Nhưng bạn nên thử trên đầu ngón tay vì sẽ ít bị sai số và không bị ảnh hưởng đến kết quả. Máu ở đầu ngón tay có thể kiểm tra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
2. Lấy máu trước khi ăn bữa sáng.
Nên kiểm tra đường huyết trong tình trạng bụng đói, tốt nhất là lấy máu trước khi ăn sáng, thời gian lấy máu không nên quá muộn, tốt nhất là từ 6-8 giờ sáng.
Bởi vì buổi sáng sớm thì trong cơ thể sẽ tăng cường tiết ra các kháng thể insulin như: adrenaline, somatotropin, cortisol. Nếu để thời gian đói kéo dài quá lâu thì việc giải phóng glucogen có thể làm cho đường huyết tăng, ảnh hưởng tới trị số hàm lượng đường trong máu khi bụng đói.
Kiểm tra đường huyết để theo dõi bệnh tiểu đường
(Ảnh: Internet)
3. Hạn chế vận động mạnh
Trước khi lấy máu người bệnh cần tránh hoạt động mạnh, tâm trạng cần ổn định, tránh gây tăng cao kháng thể insulin, ảnh hưởng kết quả, điều trị sẽ không đạt hiệu quả.
4. Vệ sinh nơi chích máu.
Trước khi làm xét nghiệm bạn cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh nơi trích máu trước và sau khi thử. Hãy thực hiện những thao tác đơn giản như rửa sạch tay với nước ấm và xà bông rồi lau cho thật khô trước khi làm xét nghiệm.
Lưu ý: chỉ cần còn một chút thức ăn, đường, nước dính trên ngón tay là kết quả đã sai đi.
Việc đo đường huyết thường xuyên giúp người bị tiểu đường có thể theo dõi, kiểm soát tình trạng bệnh từ đó có những phương án xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường và điều trị tiểu đường thích hợp.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN
Hotline: 0982.519.201
Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội
Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét