Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Bệnh tiểu đường có thể khỏi hẳn không ?

Câu hỏi: Tôi bị bệnh tiểu đường đã 1 năm, lúc đầu có dùng thuốc, nhưng gần đây đã ngưng, đi kiểm tra đường máu bình thường như vậy bệnh tiểu đường của tôi đã hết hẳn chưa?


bệnh tiểu đường có thể khỏi hẳn không
Bệnh tiểu đường có khỏi hẳn được không ?
(Ảnh: Internet)
Trả lời.
Chào bạn.
Trước tiên tôi xin khẳng định với bạn hiện nay chưa có phương pháp nào trị liệu dứt điểm hẳn bệnh tiểu đường mà chỉ giữ cho lượng đường trong máu ổn định ở mức bình thường, nhằm phòng ngừa xảy ra các biến chứng tiểu đường. Mặc dù không dùng thuốc, đường trong máu đã ở ngưỡng bình thường, bạn vẫn phải duy trì chế độ ăn kiêng và vận động thể lực hợp lý. Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu lúc đói, lúc no, sau ăn 2 giờ và chỉ số HbA1C mỗi 3 - 6 tháng 1 lần. Đồng thời tầm soát các biến chứng của bệnh. Nếu tất cả đều bình thường thì bệnh tiểu đường của bạn đang ổn định.
Mặc dù đường huyết trong máu của bạn đã ở mức bình thường nhưng bạn cũng không được chủ quan, cần phải có chế độ ăn uống hợp lý tránh tình trạng tăng đường huyết trở lại.
Tìm hiểu thêm cách điều trị bệnh tiểu đường bạn có thể tham khảo tại đây 
Chúc bạn sức khỏe tốt!

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Lưu ý khi đo đường huyết.

Những bệnh nhân tiểu đường thường sử dụng máy đo đường huyết để thuận tiện trong quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số chú ý khi đo đường huyết.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, để theo dõi bệnh tình, thì phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu và đường trong nước tiểu để kết hợp với việc điều trị, có như vậy thì việc điều trị thuốc mới sát đúng với diễn biến của bệnh tật nhằm khống chế tốt bệnh tình. Do mức hàm lượng đường trong máu bị tác động bởi khá nhiều yếu tố, do vậy trước khi hóa nghiệm đường trong máu hay kiểm tra hàng ngày bằng máy đo đường huyết gia đình, chúng ta cần chú ý những yếu tố sau:

1. Vị trí mẫu máu thử đường huyết

Bạn có thể chọn một vị trí khác trên cơ thể ngoài đầu ngón tay để lấy mẫu máu thử. Bạn có thử ở lòng bàn tay. Nhưng bạn nên thử trên đầu ngón tay vì sẽ ít bị sai số và không bị ảnh hưởng đến kết quả. Máu ở đầu ngón tay có thể kiểm tra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

2. Lấy máu trước khi ăn bữa sáng.

Nên kiểm tra đường huyết trong tình trạng bụng đói, tốt nhất là lấy máu trước khi ăn sáng, thời gian lấy máu không nên quá muộn, tốt nhất là từ 6-8 giờ sáng.
Bởi vì buổi sáng sớm thì trong cơ thể sẽ tăng cường tiết ra các kháng thể insulin như: adrenaline, somatotropin, cortisol. Nếu để thời gian đói kéo dài quá lâu thì việc giải phóng glucogen có thể làm cho đường huyết tăng, ảnh hưởng tới trị số hàm lượng đường trong máu khi bụng đói.

đo đường huyết
Kiểm tra đường huyết để theo dõi bệnh tiểu đường
(Ảnh: Internet)

3. Hạn chế vận động mạnh

Trước khi lấy máu người bệnh cần tránh hoạt động mạnh, tâm trạng cần ổn định, tránh gây tăng cao kháng thể insulin, ảnh hưởng kết quả, điều trị sẽ không đạt hiệu quả.

4. Vệ sinh nơi chích máu.

Trước khi làm xét nghiệm bạn cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh nơi trích máu trước và sau khi thử. Hãy thực hiện những thao tác đơn giản như rửa sạch tay với nước ấm và xà bông rồi lau cho thật khô trước khi làm xét nghiệm.
Lưu ý: chỉ cần còn một chút thức ăn, đường, nước dính trên ngón tay là kết quả đã sai đi.

Việc đo đường huyết thường xuyên giúp người bị tiểu đường có thể theo dõi, kiểm soát tình trạng bệnh từ đó có những phương án  xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường và điều trị tiểu đường thích hợp.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Cách theo dõi tiểu đường thai kỳ.

Câu hỏi: Em đang mang thai 27 tuần. Em xét nghiệm kết quả là bị tiểu đường thai kỳ và cảm thấy rất lo lắng.  Em có mua máy đo đường huyết về đo tại nhà. Em muốn hỏi là mức độ an toàn cho bà bầu bị tiểu đường là bao nhiêu và đo vào những lúc nào là tốt, nên đo bao nhiều lần trong một ngày ?

Chào bạn!
Theo như bạn đã nói ở trên thì bạn đã xét nghiệm và chuẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ. Đây là bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai và sẽ biến mất sau khi bạn sinh con. Bạn không nên quá lo lắng để ảnh hưởng đến tâm lý bởi nếu kiểm soát tốt tình hình bệnh nó sẽ không phát triển lên tiểu đường type 2
tiểu đường thai kỳ
Kiểm tra đường huyết để theo dõi tiểu đường thai kỳ.
(Ảnh: Internet)

Với máy đo đường huyết, bạn cần đo vào buổi sáng khi ngủ dậy chưa ăn uống gì, nếu trường hợp nặng phải dùng thuốc thì có thể đo 2 lần 6 giờ sáng, 6 giờ tối .
Giới hạn bình thường là tùy theo chỉ số của máy , không rõ máy của bạn là loại nào, bạn hãy xem trong giới thiệu của máy cũng có thông tin nhé ( thông thường là < 6,4).
Ngoài ra bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày cũng như chế độ tập luyện để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Tiểu đường tuýp 3.

Hầu hết chúng ta đã nghe nói về bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, nhưng bệnh tiểu đường tuýp 3 hầu như chưa thấy đề cập tới.

Bệnh tiểu đường tuýp 3

Căn bệnh mới này mới chỉ là bắt đầu thấy xuất hiện trên các tiêu đề của các tạp chí Tin tức y tế hay Khoa học.
Bệnh tiểu đường tuýp 3 xuất hiện khi bộ não không sản xuất đủ insulin. Mức độ tổn thương não phụ thuộc vào việc sản xuất insulin não. Ở trạng thái không có insulin, thì não bị chịu tổn thương nhiều hơn khi ở trạng thái thiếu insulin như tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Trong thực tế, bệnh tiểu đường 3 chỉ xảy ra ở những người đã mắc một trong hai loại bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.
Bệnh tiểu đường tuýp 3 cũng được gọi là bệnh tiểu đường não. Điều này là do não đòi hỏi insulin để hình thành những ký ức mới.
Não, hoặc là không sản xuất đủ insulin để hình thành trí nhớ mới hoặc có sự kháng insulin. Nếu không có insulin, những thụ thể insulin chết. Nếu không có những thụ thể insulin, não không có thể hình thành những ký ức mới. Trong bệnh tiểu đường tuýp 3, insulin và trí nhớ có mối quan hệ nhân quả với nhau.
tiểu đường tuýp 3
Bệnh tiểu đường tuýp 3 (Ảnh: Internet)

Làm thế nào có thể biết bản thân mắc tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hay tuýp 3?

  • Theo nguyên tắc chung, nếu mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi trẻ (dưới 25 tuổi hoặc 30), không có tiền sử gia đình có người bệnh tiểu đường hoặc các bệnh có liên quan, và không thừa cân, có thể là bệnh tiểu đường tuýp 1. 
  • Nếu trên 45 tuổi, thừa cân và có một người nào đó trong gia đình mắc bệnh tiểu đường (hoặc một số rối loạn liên quan, chẳng hạn như huyết áp cao, béo phì tấn công tim, …) có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Nếu như một người bị bệnh, với các axit (xeton) có trong máu, có thể có bệnh tiểu đường tuýp 1. Nếu không có bất kỳ ketones trong máu, nhưng có một mức độ rất cao glucose, có thể có bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Đối tượng chủ yếu của tuýp 1 là trẻ em/thiếu niên, còn ở tuýp 2 là người lớn, người cao tuổi và tuýp 3 là phụ nữ mang thai.
Chuẩn đoán loại bệnh tiểu đường phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài chỉ là một cơ sở khẳng định thêm cho kết quả chuẩn đoán kỹ thuật. Để xác định chính xác bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp nào, cần dựa trên kết quả của các xét nghiệm cần thiết. 
Nguồn: Báo mới

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Đừng để cắt chân vì bị tiểu đường.

Nhiều người vẫn thường thắc mắc bị tiểu đường sao lại phải cắt chân ? Nghe có vẻ vô lý nhưng đó là trường hợp thực tế đã xảy ra. 
Tiểu đường không gây ra đau đớn trực tiếp nhưng những biến chứng của tiểu đường lại vô cùng nguy hiểm và đau đớn.

Vì sao biến chứng tiểu đường thường gặp ở chân ?

Bệnh nhân tiểu đường dễ gặp biến chứng ở chân là do mạch máu bị tổn thương, gây biến đổi cấu trúc, thay đổi các điểm tì của bàn chân. Bàn chân của bệnh nhân thường nhạy cảm với nhiễm khuẩn do mất cân bằng đường huyết. Lúc này, bạch cầu và khả năng miễn dịch cũng suy giảm, vì vậy vết thương dễ lan rộng, ăn sâu gây hoại tử, viêm tuỷ xương. Nếu không điều trị kịp thời sẽ phải cắt cụt chi. Do đó, với bệnh nhân tiểu đường, một vết xước nhỏ cũng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng, có nguy cơ cắt bỏ chi. Bàn chân là nơi dễ bị tổn thương nhất khi bị tiểu đường tuýp 2.

biến chứng tiểu đường
Biến chứng tiểu đường thường gặp ở chân. (Ảnh: Internet)

Cách chăm sóc tổn thương chân ở người tiểu đường.

Khi phát hiện các tổn thương ở chân như nhọt, vết thương hoại tử,… người mắc bệnh tiểu đường không nên tự ý điều trị tại nhà, bôi đắp những chất lạ. Phải nhanh chóng đến cơ sở y tế khám để có cách điều trị tốt nhất.
Với những người chưa rõ mắc bệnh hay không cần theo dõi sát sao, khi phát hiện vết nhọt có dấu hiệu hoại tử và lan rộng phải chóng đến bệnh viện để tránh phải cắt chân.
Để biết có mắc bệnh tiểu đường hay không, mọi người cần tiến hành xét nghiệm ngay từ những dấu hiệu tiểu đường đầu tiên. Việc phát hiện sớm và điều trị tiểu đường đúng cách sẽ hạn chế được những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Chữa tiểu đường bằng cây ổi

Ổi không chỉ thơm ngon bổ dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Có lẽ nhiều người không ngờ đến tác dụng của loại cây quen thuộc này. 
Tin vui cho những người mắc bệnh tiểu đường thích ăn ổi sẽ rất tốt cho tình trạng bệnh. Theo nghiên cứu khoa học, quả ổi không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Nhất là dùng cả lá và quả ổi có tác dụng chữa bệnh tiểu đường rất tốt giúp làm giảm lượng đường huyết ở người bệnh và duy trì ở mức ổn định. Hãy cùng tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh tiểu đường với cây ổi ngay dưới đây nhé.

cây ổi có tác dụng chữa bệnh tiểu đường
Cây ổi có tác dụng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Ổi là một loại cây trồng rất phổ biến ở nước ta, cây dễ trồng và cho nhiều quả. Ổi có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều nhất là chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. 
Không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, quả ổi còn là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó lá ổi cũng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Theo đông y, quả ổi có vị chua, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Lá ổi có vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết. Trong dân gian và đông y thường dùng vị thuốc từ cây ổi để chữa tiêu chảy, đau răng, sát trùng và làm lành vết xước, chữa loét miệng và cả bệnh tiểu đường hiệu quả.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong quá ổi và lá ổi có chữa chất xơ rất cao có tác dụng điều chỉnh lượng đường huyết, chỉ số glycemic thấp ức chế sự tăng đột biến đột ngột mức đường, rất có lợi trong chữa trị tiểu đường. Do đó người bệnh có thể tận dụng 2 vị thuốc đơn giản này để chữa trị bệnh hiệu quả.

Các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ cây ổi

  • Sử dụng quả ổi.

sử dụng quả ổi chữa bệnh tiểu đường
Uống nước ép từ quả ổi để chữa tiểu đường

- Bạn lấy quả ổi rửa sạch, để nguyên bỏ, bổ ra (bỏ hạt) rồi ép lấy nước để uống mỗi ngày khoảng 250g, chia làm 2 lần. Nước ép ổi có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
- Dùng vỏ quả ổi ép lấy nước uống ngày một lần. Vỏ ổi có chứa nhiều vitamin C có tác dụng rất tốt cho bệnh tiểu đường.
  • Sử dụng lá ổi.
sử dụng lá ổi để chữa tiểu đường
Lá ổi cũng là một bài thuốc chữa tiểu đường.

- Đơn giản nhất là dùng lá ổi (nếu dùng là non tươi khoảng 50g, dùng khô là 30g) đem rửa sạch, thái nhỏ rồi xay lấy nước, sau đó đem đun sôi để nguội để uống hàng ngày. Nước ép lá ổi non có tác dụng ức chế các enzyme khác nhau mà chuyển đổi carbohydrate trong đường tiêu hóa thành glucose có khả năng làm chậm sự hấp thụ của nó vào máu.
- Dùng kết hợp lá ổi non 50g cùng với lá sa kê tươi và quả đậu bắp tươi mỗi thứ 100g. Cả 3 nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào nấu nước để uống hàng ngày có tác dụng điều chỉnh và kiểm soát lượng đường huyết trong máu trong cơ thể người bệnh được ổn định.
- Dùng lá ổi, lá dây thìa canh mỗi loại 15g, sắc uống.
Tiểu đường không gây đau đớn như những bệnh khác nhưng nếu không điều trị kịp thời nó sẽ để lại biến chứng tiểu đường vô cùng nguy hiểm. Hãy xây dựng một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh bệnh tiểu đường.
Nguồn: Sưu tầm.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Bệnh nhân tiểu đường dễ bị ung thư ruột kết.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết cao hơn so với những người khác.

Các nhà khoa học khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường nên khám định kỳ sức khỏe đường ruột để sớm phát hiện bệnh bởi vì theo nghiên cứu mới đây cho thấy bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết cao hơn so với những người khác. 
Tiến sĩ Donald Garrow, thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Trường ĐH Y Nam Carolina cho biết: “Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết là do các thụ thể insulin cũng có trên các mô ruột kết. Nếu lượng insulin cao, nó sẽ tấn công niêm mạc ruột kết và dẫn tới những thay đổi có thể trở thành ung thư ruột kết”. Nghiên cứu cũng cho rằng lượng đường trong máu cao, đặc trưng thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường, cũng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của ung thư ruột kết. 
bệnh nhân tiểu đường dễ bị ung thư ruột kế
Bệnh nhân tiểu đường dễ bị ung thư ruột kết.

Để có bằng chứng trực tiếp về mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và ung thư ruột kết, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 227.000 người trong vòng 6 năm, trong đó có khoảng 6% có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Sau khi điều chỉnh các yếu tố như tuổi tác, chủng tộc, giới tính, bệnh béo phì, rượu, thuốc lá và hoạt động thể chất, nhóm nghiên cứu nhận thấy bệnh nhân tiểu đường dễ mắc ung thư ruột kết cao hơn 40% so với người không mắc bệnh này. Những yếu tố nguy cơ khác là trên 50 tuổi, da trắng và hút thuốc lá. 
Bệnh tiểu đường nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại biến chứng vô cùng nguy hiểm đồng thời nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan khác. Chính vì vậy, xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để đảm bảo sức khỏe, khám để phát hiện bệnh tiểu đường ngay từ những biểu hiện bệnh đầu tiên. 
Nguồn: Sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Biến chứng tiểu đường vô cùng nguy hiểm.

Mù lòa, tàn phế thậm chí là tử vong nếu bạn không kiểm soát được tình trạng bệnh tiểu đường của mình. Đó là những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. 

Bệnh tiểu đường xếp vào tốp đầu những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay, cũng giống như bệnh ung thư hay HIV, đái tháo đường cũng phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ, chỉ đến khi bệnh có biểu hiện ra bên ngoài thì lúc đó dường như đã quá nặng, nên việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt điều đáng sợ nhất là những biến chứng của bệnh tiểu đường.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

biến chứng tiểu đường
Tiểu đường gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

1. Tổn thương thần kinh

Bệnh nhân có thể bị tổn thương thần kinh ngoại vi: làm thay đổi cảm giác, giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân nên bàn chân dễ bị tổn thương gây loét có thể làm nhiễm trùng, hoại tử và phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.

2. Tổn thương thận

Do hàm lượng đường trong máu luôn cao gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của thận và suy thận.

3. Tổn thương mắt

Những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt gây ra tổn thương dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm do đó cần chữa tiểu đường ngay. 

4. Bệnh lý mạch máu và tim

Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường là cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp. Bệnh nhân rất dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. Theo các số liệu thống kê cho thấy 65 % tỉ lệ tử vong ở bệnh tiểu đường là do tai biến mạch máu.

5. Nhiễm trùng

Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng và có thể bị nhiễm trùng ở bất cứ bộ phận nào điển hình như: răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiểu bàng quang, thận…

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng cấp tính và mãn tính của bệnh tiểu đường là giám sát và duy trì nồng độ đường trong máu. Nếu nồng độ này được giữ ở mức thấp và liên tục thì nguy cơ các căn bệnh nói trên xảy ra là rất thấp.
Hệ lụy của bệnh tiểu đường chính là những biến chứng tiểu đường cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn tới mù lòa, tàn phế, thậm chí dẫn tới tử vong. Chính vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị khỏi bệnh tiểu đường là một sự mong mỏi không chỉ riêng người bệnh, gia đình mà toàn xã hội.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Dấu hiệu cho thấy bạn bị tiểu đường.

Chỉ một số ít người mắc bệnh tiểu đường biết mình có bệnh. Tiểu đường thường được gọi là "tên sát nhân thầm lặng" chính bởi các triệu chứng dễ bỏ qua của nó.

Cách tốt nhất để biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không là xét nghiệm máu. Nhưng nếu bạn thấy mình có các triệu chứng dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ, theo lời khuyên của bác sĩ Maria Collazo-Clavell, từ Bệnh viện Mayo (Mỹ), trên Health:

1. Giảm cân

Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân - có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng - nhưng đây không phải là tín hiệu vui. Bởi vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào - nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang "đói" và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế. Hai quả thận của bạn khi đó cũng phải làm việc cật lực để loại bỏ lượng đường dư, và điều này lại cần đến rất nhiều năng lượng. "Những quá trình này đều tiêu hao nhiều năng lượng, vì thế bạn bị thiếu hụt calo".
Đói là biểu hiện của bệnh tiểu đường

2. Đói

Những cơn đói dữ dội là một dấu hiệu khác của tiểu đường, có thể bắt nguồn từ việc đường máu quá cao hoặc quá thấp. Khi đường máu tụt dốc, cơ thể nghĩ rằng nó không được ăn, và nài xin thêm glucose để cần cho hoạt động tế bào.

3. Bệnh về da

Da ngứa - có lẽ là kết quả của việc da bị khô hoặc tuần hoàn kém - thường là dấu hiệu của tiểu đường, cùng với các bệnh về da khác như thâm da (quanh cổ hoặc hõm nách). Những người có các dấu hiệu này chắc chắn đã có hiện tượng kháng insulin, dù cho đường máu của họ có thể chưa cao. Vì thế, khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra đường máu. 

4. Tiểu nhiều, hay khát.

Nếu bạn muốn đi tiểu thường xuyên - đặc biệt nếu bạn thường phải thức dậy giữa đêm để vào toilet, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Những quả thận phải hoạt động mạnh để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, vì thế nó sẽ thúc bạn thức dậy - có khi là vài lần - trong đêm. Còn khát nhiều nghĩa là cơ thể bạn đang cố gắng để bù lại lượng dịch đã mất đi. Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, và "là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao".
dấu hiệu tiểu đường
Tiểu nhiều, hay khát là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

5. Lâu lành vết thương

Nhiễm trùng, vết xước và các chỗ thâm tím không lành nhanh là một dấu hiệu điển hình khác của bệnh tiểu đường. Điều này xảy ra do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể - một điều cần thiết để vá lành vết thương.

6. Nhiễm nấm

Tiểu đường khiến cho cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác. Nấm và vi khuẩn đều sinh sôi mạnh trong môi trường giàu đường. Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên, bởi đó có thể là dấu hiệu bạn bị tiểu đường.

7. Mệt mỏi và cáu gắt

Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.

8. Nhìn mờ

Nhìn nhòe, thấy chớp sáng hoặc thấy vật bay qua là hậu quả trực tiếp của lượng đường trong máu tăng cao. Đó là vì khi glucose máu cao, nó làm thay đổi hình thái của thủy tinh thể và mắt. Tin vui là triệu chứng này sẽ đảo ngược khi đường máu trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu để tình trạng đường máu cao không kiểm tra trong thời gian dài, glucose sẽ làm thay đổi tròng mắt vĩnh viễn, có thể gây mù, và không thể phục hồi.

9. Ngứa ran hoặc tê bì

Hiện tượng ngứa ran và tê bì ở bàn tay, bàn chân, cùng với cơn đau nóng bỏng hoặc sưng, là các dấu hiệu cho thấy các dây thần kinh đang bị bệnh tiểu đường phá hoại."Nếu các triệu chứng đó mới xuất hiện, có thể sẽ đảo ngược được". Đó là lý do vì sao chúng ta phải cố gắng kiểm soát đường máu càng sớm càng tốt.

10. Xét nghiệm máu

Muốn kiểm tra tiểu đường, bạn cần làm vài xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đường máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường.
Ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh tiểu đường bạn cần phải tiến hành kiểm tra và điều trị tiểu đường sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Cây nhà lá vườn chữa bệnh tiểu đường.

Lá xoài non là một loại thảo dược vừa dễ kiếm lại vừa có tác dụng điều trị tiểu đường hiệu quả.
Trong y học phương Đông, bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc chứng bệnh tiêu khát. Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc Tây thì người bệnh có thể áp dụng một số cách trị tiểu đường từ thảo dược tự nhiên cũng rất tốt.
Dùng thảo dược chữa bệnh tiểu đường vừa an toàn, hiệu quả, không gây ra những tác dụng phụ. Hơn nữa, những loại cây thuốc chữa tiểu đường lại có sẵn và rất dễ kiếm ở Việt Nam. Dưới đây, chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non.

Lá xoài non có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường.

lá xoài non chữa bệnh tiểu đường
Lá xoài non chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.

Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt. Theo Y học cổ truyền, lá có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng. Hơn nữa, trong lá xoài có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.
Kết quả nghiên cứu ban đầu của Đại học Queensland (Úc) cho thấy một số hợp chất trong xoài có tác dụng chữa bệnh tương tự như các loại thuốc trị tiểu đường và làm giảm cholesterol. Chính vì thế, nhiều bác sĩ châu Âu đã sử dụng lá xoài như một phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả. Những kết quả nghiên cứu đều cho thấy chỉ số đường huyết (glycemic index) của xoài rất thấp- khoảng 41-60, do đó xoài không gây ảnh hưởng lớn nào đến việc làm tăng lượng đường trong máu của chúng ta.

Cách dùng lá xoài điều trị bệnh tiểu đường.

Lấy khoảng 5 lá xoài non cắt sợi rồi cho vào cốc, đổ nước sôi vào rồi để qua đêm. Mỗi sáng uống hết ly nước lá xoài này, bỏ phần xác.
Ở thành thị hiếm xoài thì có thể để dành bằng cách phơi lá cây này trong bóng râm cho đến khi khô, đem nghiền thành bột dùng vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần nửa muỗng cà phê bột lá xoài pha loãng với ly nước đầy uống để điều trị tiểu đường
Lưu ý:
- Vì bài thuốc này giúp làm giảm lượng đường trong máu rất là công hiệu nên cần lưu ý không áp dụng nhiều lần trong ngày vì có thể khiến cho lượng đường huyết giảm quá thấp gây nên chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.
- Không nên uống nước lá xoài gần với các loại thuốc khác, tốt nhất là uống cách nhau chừng 2 - 3 tiếng để không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các loại thuốc điều trị khác.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Sai lầm trong ăn uống khiến quá trình điều trị bệnh tiểu đường trở nên vô ích.

Một chế độ ăn khoa học sẽ hạn chế được nguy cơ tăng, giảm đường huyết trong máu. Tuy nhiên, những sai lầm trong ăn uống có thể làm cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường của bạn trở nên vô ích.
Tiểu đường là một bệnh mãn tính trong đó cơ thể không sản xuất đủ insulin, hay không thể sử dụng insulin. Thông thường, các loại tinh bột,chất đường và các chất dinh dưỡng khác được phân tách thành glucose, và được máu chuyển đến các tế bào. Các tế bào sử dụng insulin, một chất nội tiết tố (hormone) do tuyến tụy tiết ra, giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu không có đủ insulin, hay insulin không được sử dụng đúng, glucose sẽ tăng lên trong máu và nước tiểu, điều này sẽ gây nên rất nhiều vấn đề về sức khỏe.
Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường hết sức quan trọng. Một chế độ ăn hợp lý gồm 4 nhóm thực phẩm: bột đường, đạm, chất béo, rau xanh và quả chín, vẫn cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu. Tuy nhiên, có rất nhiều người mắc sai lầm trong ăn uống làm cho quá trình điều trị tiểu đường trở nên vô ích. 
chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến tình trạng của người mắc bệnh tiểu đường.

Sai lầm trong ăn uống của người mắc tiểu đường.

  • Chỉ hạn chế thức ăn chính mà không hạn chế tổng nhiệt lượng: Có một số người bệnh chỉ hạn chế thức ăn chính mà không hạn chế thức ăn phụ, hàng ngày hấp thụ vào cơ thể một lượng lớn thịt và hoa quả, kết quả dẫn đến việc kiểm soát bệnh tình không có hiệu quả. Quan niệm đúng chính là khống chế sự cân bằng tổng nhiệt lượng nạp vào cơ thể hàng ngày. Thực phẩm từ thịt và lượng dầu mỡ chế biến hấp thụ vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến tổng nhiệt lượng quá cao. Chính vì thế, người bị bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau và đồ khô.
  • Hoa quả cũng như rau xanh, có thể ăn thỏa thích. Hoa quả chứa nhiều đường hơn rau xanh, bệnh nhân tiểu đường muốn khống chế lượng đường ổn định cần ăn hoa quả vào khoảng giữa hai bữa ăn. Trong hoa quả có chứa nhiều nguyên tố vi lượng, có tác dụng nâng cao hoạt tính insulin. Trong trường hợp phải khống chế lượng đường huyết, ăn hoa quả một lượng vừa đủ sẽ rất hữu ích cho sức khỏe của con người.
  • Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn thỏa thích các món ăn "không có đường": Các món ăn không có đường không có nghĩa là không có calo. Nếu ăn thỏa thích các món ăn này thì cơ thể sẽ dễ dàng bị béo phì và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao. Cho nên bệnh nhân cần chú ý tới số lượng calo trong thực phẩm để tránh mập và giữa mức đường huyết bình thường.
  • Ăn cơm khô trước, sau đó mới uống nước canh: Nhiều người thường có thói quen ăn cơm khô trước, sau đó mới uống nước canh. Trình tự này đối với người bình thường sẽ không có vấn đề gì, nhưng đối với những người bị tiểu đường type 2 thì cách ăn này không những làm tăng lượng đường huyết một cách rõ ràng mà còn không rút ngắn được cảm giác đói bụng
  • Bệnh nhân tiểu đường phải ăn theo một chế độ riêng biệt. Các chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng, bệnh nhân tiểu đường có thể dùng cùng các loại thực phẩm như mọi người nhưng với số lượng vừa phải, thích hợp với mức độ đường huyết và liều lượng các thuốc hạ đường huyết đang dùng. Và không cần tốn tiền mua những loại thực phẩm được gọi là "dành riêng cho bệnh tiểu đường"
  • Bị tiểu đường là phải ăn cơm, ăn bánh mì càng ít càng tốt, cân bằng với các loại thực phẩm khác, theo tỷ lệ 50% carbohydrate, 30% chất béo và 20% chất đạm. Cơm, bánh mì... là nguồn năng lượng quý báu cho cơ thể mà chúng ta không được loại bỏ. Có người ăn chế độ ít carbohydrate, nhưng lại tăng chất đạm và chất béo. Theo chế độ này lâu ngày bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị bệnh tim, bệnh thận nhiều hơn. Vì thế, cân bằng các loại thực phẩm là điều cần làm.
    Sai lầm trong ăn uống của người bị tiểu đường

                       Sai lầm trong ăn uống có thể làm quá trình điều trị tiểu đường trở nên vô ích.

Lời khuyên trong chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân tiểu đường:

1. Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Chỉ ăn thịt tối đa (trong giới hạn cho phép) trong 2 bữa, các bữa còn lại nên bổ sung nhiều rau và các sản phẩm ngũ cốc.
2. Loại bỏ các thức ăn nhiều mỡ. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột… 
3. Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn. 
4. Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng.
5. Ăn chậm, nhai kỹ.
6. Dù ngon miệng cũng không ăn quá nhiều. 
7. Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chính, không rán, chiên, dùng mỡ động vật. 
8. Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, cần phải giảm thức ăn một cách từ từ, theo thời gian. Không ăn kiêng một cách đột ngột sẽ có tác động xấu đến đường huyết. Khi đã đạt được mức yêu cầu cần duy trì chế độ ăn kiêng một cách kiên nhẫn, không được tăng, giảm tuỳ ý.
9. Chế độ ăn cần tuân thủ các nguyên tắc: Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần, ăn đủ để có trọng lượng vừa phải, hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, ăn một lượng vừa phải chất xơ, hạn chế ăn mặn, tránh các đồ uống có rượu. 
10. Nên có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ. Có thể chỉ cần một ly sữa hay một lát dưa hấu.
Tham khảo thêm bài viết về bệnh tiểu đường tại đây.
                                                                                                                                       Nguồn: Sưu tầm. 
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội