Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Tập thể dục với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Kết hợp chế độ ăn, tập thể dục và thuốc uống (được kê theo đơn) có thể giúp bạn kiểm soát được cân nặng và mức đường huyết. 

tap-the-duc-voi-nguoi-tieu-duong-tuyp-2
Hình minh họa

Các tác dụng giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 của việc tập thể dục bao gồm: 

- Tăng khả năng sử dụng insulin của cơ thể.

- Đốt cháy lượng mỡ thừa, giúp kiểm soát và giảm cân (giảm lượng mỡ để tăng độ nhạy với insulin của cơ thể).

- Phát triển sức mạnh cơ bắp.

- Giúp xương tăng độ chắc và khỏe.

- Giảm huyết áp.

- Hỗ trợ chống lại các bệnh tim mạch bằng cách giảm lượng chất béo có hại LDL và tăng lượng chất béo có lợi HDL.

- Tăng tuần hoàn máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

- Tăng mức năng lượng và khả năng làm việc.

- Giảm căng thẳng, thúc đẩy sự thư giãn, loại bỏ sức ép và sự lo lắng.
Tập thể dục ảnh hưởng đến lượng đường huyết như thế nào?

Thường thì insulin được tiết ra từ tuyến tụy khi lượng đường (glucose) trong máu tăng lên, như là sau khi ăn. Insulin kích thích gan và các cơ hấp thụ lượng đường dư. Điều này giúp làm cho mức đường huyết giảm xuống.

Khi tập thể dục, cơ thể cần thêm năng lượng và nhiên liệu (dưới dạng là đường) để luyện tập các khối cơ bắp. Đối với các bài tập nhanh và mạnh, như là chạy nước rút để bắt kịp xe buýt, các khối cơ bắp và gan có thể phóng thích lượng đường dự trữ để cung cấp nhiên liệu. Tuy nhiên, với những bài tập liên tục nhưng ở mức trung bình, cơ bắp của bạn sử dụng đường cao gấp 20 lần so với mức bình thường. Điều này giúp làm giảm mức đường huyết. Cùng lúc, mức insulin rớt xuống thấp ở một vài người mà không nạp thêm insulin nên nguy cơ giảm đường huyết được giảm thiểu.

Nhưng các bài tập với cường độ mạnh có thể có tác dụng ngược lại và làm tăng mức đường huyết một cách tạm thời ngay sau khi bạn dừng tập. Điều này đặc biệt đúng với nhiều người mắc bệnh tiểu đường. Cơ thể xem các bài tập có cường độ mạnh như là sự căng thẳng và giải phóng các hóc-môn. Các hóc-môn này đưa tín hiệu đến cơ thể để làm tăng lượng đường có sẵn nhằm nạp nhiên liệu cho cơ bắp. Nếu như bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn cần kiểm tra lượng đường của mình để xem điều này có xảy ra với bạn không. 

Có khi nào đường huyết tăng cao đến nỗi tôi không thể tập thể dục không?

Có. Trong một vài trường hợp, bạn nên ngừng tập thể dục nếu đường huyết tăng quá cao và cơ thể của bạn đang sản sinh ceton. Hãy hỏi bác sĩ là bạn có nên và khi nào thì ngừng tập thể dục.
Dạng bài tập nào tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường?

Trong khi hầu hết các bài tập đều tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, hãy xem qua một số bài tập đặc biệt và lợi ích của chúng: 

Luyện tập sức mạnh và bệnh tiểu đường tuýp 2

Các phát hiện chỉ ra rằng bài tập giúp luyện sức mạnh có thể có tác động sâu sắc giúp bệnh nhân kiểm soát được bệnh tiểu đường của mình. Trong một nghiên cứu về nam và nữ ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, 16 tuần luyện tập sức mạnh tạo ra những tiến triển mạnh mẽ trong việc làm chủ đường huyết. Khoảng 70% số người này đã có thể giảm lượng thuốc tiểu đường như là một kết quả của dạng bài tập này. Thêm vào đó, các tình nguyện viên trong nghiên cứu đã trở nên mạnh khỏe hơn, tăng thêm cơ bắp, loại bỏ mỡ trong cơ thể, ít phiền muộn và cảm thấy tự tin nhiều hơn. 

Tập thể dục nhịp điệu và bệnh tiểu đường tuýp 2

Bất kỳ hoạt động nào giúp tăng nhịp tim và duy trì trong một khoảng thời gian kéo dài sẽ giúp phát triển sức khỏe của bạn. Các bài tập thể dục nhịp điệu giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 để điều chỉnh mức đường huyết tốt hơn. Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, tập thể dục sẽ làm cho bạn vui và có tâm trạng tốt hơn. Sẽ không dễ để bạn cảm thấy căng thẳng khi mà bạn đang tập trên máy chạy bộ hoặc bơi vài vòng trong hồ. 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và các bí quyết tập thể dục

Để giảm nguy cơ bị tụt đường huyết khi mắc tiểu đường, hãy thực hiện các thói quen về tập thể dục, ăn uống và uống thuốc đúng giờ mỗi ngày.

Các bài luyện tập kéo dài và đòi hỏi cao về sức mạnh có thể là nguyên nhân làm cơ thể sản sinh ra adrenaline và các loại hóc-môn gây ra tác dụng ngược lại lên insulin và làm tăng đường huyết. Nếu như bạn đang tham gia vào việc tập luyện các bài tập nói trên, liều lượng thuốc uống tiểu đường và/hoặc insulin hoặc lượng calories cần được thay đổi. Hãy nói chuyện với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để điều chỉnh liều lượng thuốc.

Hãy cẩn thận trong việc tập thể dục khi mà tác động của thuốc mà bạn uống đang đạt mức cao nhất.

Tùy thuộc vào thời gian luyện tập mà việc giảm liều lượng insulin có tác dụng lâu hoặc insulin có tác dụng ngắn có thể là rất cần thiết. Bác sĩ có thể khuyến cáo bạn cách để điều chỉnh.

Hãy tập luyện với người biết là bạn đang mắc bệnh tiểu đường và biết phải làm gì trong trường hợp bạn bị tụt đường huyết.

Đeo thẻ tín hiệu y khoa (medical ID tag) (ví dụ như MedicAlert) hoặc mang theo một loại thẻ nhận diện nào đó mà có ghi là bạn mắc bệnh tiểu đường.

Kiểm tra lượng đường của bạn trước, trong và sau khi tập thể dục và luôn đem theo một gói snack nhỏ để cung cấp năng lượng như là trái cây hoặc nước trái cây vì tình trạng tụt đường huyết có thể xảy ra.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét