Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Hơn 75% bệnh nhân tiểu đường nhập viện vì biến chứng tim mạch

Tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đường mạn tính, hậu quả là làm tăng đường huyết kéo dài, sau đó sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa mỡ, rối loạn đông máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp...

Theo cuốn Những nguyên lý nền tảng Đái tháo đường - tăng Glucose máu, tác giả Tạ Văn Bình - 2007 - nhà xuất bản Y học, hơn 75% bệnh nhân tiểu đường nhập viện vì các biến chứng tim mạch. 
Nhiều thống kê cho thấy khoảng 80% bệnh nhân tiểu đường bị xơ vữa động mạch, tỉ lệ này chỉ chiếm 30% nếu bệnh nhân không có đái tháo đường.
tieu-duong-va-bien-chung-tim-mach
Hình minh họa. Internet
HbA1c giảm từ 9% xuống 7%, nguy cơ biến chứng tim mạch giảm 50 – 80%

Nguy cơ tổn thương động mạch vành do tiểu đường

Tổn thương hẹp động mạch vành – một biến chứng mạn tính do đái tháo đường gây ra cho bệnh nhân, rất khó nhận biết do có diễn biến âm thầm, không gây đau. Tuy nhiên, biến chứng này lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như thiếu máu hay nhồi máu cơ tim, suy tim xung huyết.

Bệnh chứng cấp tính là những cơn đau thắt ngực làm cho bệnh nhân có những cơn đau thắt ngực vùng sau xương ức đoạn 1/3 dưới, lúc đầu chỉ đau khi gắng sức, sau một thời gian đau cả khi nghỉ ngơi, đau có thời gian tăng dần, đau như ép ngực, đau vã mồ hôi, đau lan lên hàm và hai tay, ngậm thuốc dãn mạch vành thì bớt đau.

Ngoài ra, còn có tình trạng nhồi máu cơ tim xảy ra ở vị trí đau như trên nhưng đau nhiều hơn, ngậm thuốc không bớt, có thể tụt huyết áp, tử vong do loạn nhịp tim, gây nguy hiểm. Bệnh nhân cũng có thể bị sốc tim do nhồi máu cơ tim gây hoại tử phần lớn cơ tim nên tim không bơm đủ máu nuôi cơ thể. Bệnh nhân khó thở, trụy mạch, chi lạnh, không có nước tiểu, 95% tử vong nếu không được nong động mạch vành. Nặng nhất là tử vong đột ngột do tắc một nhánh động mạch vành lớn gây vỡ tim hay loạn nhịp tim nguy hiểm.

Giảm HbA1c – Phòng ngừa biến chứng tim mạch

Bệnh nhân đái tháo đường có tỉ lệ biến chứng tim mạch cao hơn người bình thường và tiên lượng bệnh nặng hơn, bệnh nhân thường tử vong vì bệnh tim mạch. Theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ, việc điều trị tiểu đường phải đạt được hai mục tiêu: kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn và phát hiện điều trị sớm các biến chứng.

Hầu hết người bệnh hiện nay chỉ quan tâm tới đường huyết chứ chưa quan tâm tới biến chứng, như vậy mới đạt được 50% mục đích điều trị. Để đáp ứng 50% mục tiêu điều trị còn lại, người bệnh cần theo dõi chỉ số HbA1c.

Chỉ số HbA1c phản ánh khả năng kiểm soát đường huyết trong 3 tháng gần nhất, ưu việt hơn chỉ số đường huyết (chỉ phản ánh đường máu tại thời điểm đo). Ở người bình thường HbA1c nhỏ hơn 6.5%. Theo cuốn “Biến chứng bệnh Đái tháo đường và điều trị” (TS. Đỗ Trung Quân - 2006 - Nhà xuất bản y học, khi HbA1c giảm 1% bệnh nhân giảm được 38% nguy cơ mù lòa, giảm 28% nguy cơ suy thận, giảm 35% nguy cơ cắt cụt chi. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi HbA1c giảm từ 9% xuống 7%, tỉ lệ biến chứng võng mạc ở người bệnh tiểu đường typ 2 giảm 1.5 – 2.5 lần; tỉ lệ biến chứng thận giảm 3 – 9 lần, nguy cơ biến chứng tim mạch giảm 50 – 80%.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét