Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tiểu đường

Các dấu hiệu cảnh báo có thể rất mờ nhạt mà bạn không để ý như thường đói và mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát, nhìn mờ, miệng khô ngứa da...

Với tiểu đường tuýp 1, biểu hiện bệnh thường xảy ra rất nhanh, chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tiểu đường tuýp 2.

Biểu hiện chung

Cả tiểu đường tuýp 1 và 2 có một số dấu hiệu cảnh báo tương tự nhau như:

- Đói và mệt mỏi:

Cơ thể chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành đường glucose - cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên, để các tế bào hấp thụ được glucose thì cần có insulin.

Nếu cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc các tế bào kháng với loại insulin cơ thể sản sinh thì đường glucose không thể được hấp thụ vào và bạn sẽ không có năng lượng. Điều này khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy đói mà mệt mỏi.
Hình minh họa. internet
- Đi tiểu nhiều hơn và luôn thấy khát

Trung bình một người thường đi tiểu 4-7 lần trong cả một ngày, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường số lần tiểu thường nhiều hơn.

Lý do là bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ tìm cách loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn, do đó đi tiểu nhiều hơn. Bởi vì đi tiểu quá nhiều lần nên bạn cảm thấy khát nước. Khi đó, càng uống nhiều nước, bạn càng đi tiểu nhiều.

- Miệng khô và ngứa da

Da ngứa là kết quả của việc da bị khô, cơ thể không đủ nước vì mất ra ngoài do đi tiểu nhiều lần. Mất nước cũng khiến bạn thấy khô miệng.

- Nhìn mờ

Glucose máu cao có thể khiến thủy tinh thể sưng lên, thay đổi hình thái khiến mắt mất khả năng tập trung. Hậu quả là bạn có cảm giác nhìn mờ.

Biểu hiện khác của bệnh tiểu đường tuýp 2

Những dấu hiệu này thường xuất hiện sau một thời gian dài bạn bị đường máu cao.

Nhiễm nấm

Điều này xảy ra ở cả hai giới khi mắc bệnh tiểu đường. Nấm có thể phát triển ở bất cứ vùng da nhiều nếp gấp ấm ấp, ẩm như kẽ ngón tay và chân; dưới vú, trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục.

Lâu lành vết thương

Theo thời gian, lượng đường cao trong máu ảnh hưởng đến dòng chảy của máu và gây tổn hại đến các mạch máu. Điều này khiến các vết sẹo, cắt trên cơ thể lâu liền.

Chân hoặc bàn chân bị đau, tê

Đây cũng là hậu quả do tổn thương dây thần kinh.

Dấu hiệu khác của tiểu đường tuýp 1

Giảm cân đột ngột

Khi cơ thể không thể sinh năng lượng từ thức ăn, nó sẽ lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Vì thế, bạn có thể giảm cần ngay cả khi không thay đổi chế độ ăn.

Buồn nôn và nôn

Khi chất béo bị phân giải để tạo năng lượng thì cơ thể sẽ tạo ra một chất mới là ketone. Quá trình tích tụ chất này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng là nhiễm toan xeton. Điều này khiến bạn thấy buồn nôn, nôn.

Khi nào nên đi khám


Nếu ở tuổi hơn 45 và có nguy cơ mắc tiểu đường, bạn nên đi kiểm tra đường huyết. Phát hiện sớm bệnh có thể giúp bạn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, thần kinh…

Vì thế, bạn hãy đi khám nếu:

- Cảm thấy khó chịu ở bụng, người yếu và rất khát nước

- Tiểu nhiều

- Thở sâu và nhanh hơn bình thường

- Hơi thở có mùi như chất tẩy sơn móng tay

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Điều trị tiểu đường type 1 bằng phương pháp tự nhiên

Bệnh tiểu đường type 1 là căn bệnh phụ thuộc vào insulin theo khoa học tây y thì có phương pháp duy nhất để điều trị là tiêm insulin nhưng dường như việc điều trị này rất khó khăn và phức tạp. Vậy có cách điều trị tiểu đường type 1 bằng phương pháp tự nhiên hay không? 

Theo nghiên cứu thì có khá nhiều các loại thảo dược, chất khoáng và các loại vitamin phổ biến giúp cơ thể kiểm soát nồng độ đường huyết một cách tự nhiên. Vậy chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về cách điều trị tiểu đường type 1 bằng bằng phương pháp tự nhiên.

Hình minh họa. internet
Điều trị tiểu đường type 1 bằng phương pháp tự nhiên giúp giảm thiểu khó khăn cho việc điều trị

Những người đối lập với phương pháp điều trị tự nhiên cho tiểu đường type 1 và các căn bệnh khác tin rằng các nhà sản xuất và tác giả tập trung vào những người bị mắc bệnh mạn tính, tạo niềm hy vọng cho họ nhưng thực chất không đem lại hiệu quả gì và đôi lúc thậm chí còn làm trì hoãn các phương pháp điều trị truyền thống. Một số người ủng hộ lại cho rằng chính phủ, các công ty dược phẩm lấp liếm thông tin về các phương pháp điều trị tự nhiên và những người này có quan điểm giống như tôi.

Là một chuyên gia về chăm sóc sức khỏe, tôi thực sự rất cảm thông với những nỗi đau mà tôi phải chứng kiến mỗi ngày. Là một bệnh nhân, tôi vô cùng mệt mỏi với cách điều trị “ cứ uống thuốc là khỏi”. Là một người viết bài, tôi có nhiệm vụ phải cung cấp những thông tin chính xác cho bạn đọc. Không có gì ở trong bài viết này có thể thay thế được lời khuyên của các bác sĩ. Bạn không bao giờ nên ngắt quãng một phương pháp điều trị nào đó mà không tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.

Các bác sĩ thường đề xuất giảm cân, chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh và các hoạt động thân thể nhưng khi một người đã bị mệt mỏi và tinh thần chán nản, họ có thể không có khả năng làm theo các sự đề xuất này. Nhân tố thường không được chú ý tới là chế độ dinh dưỡng.

Có những thành phần dinh dưỡng cụ thể nên được xuất hiện trong những sản phẩm được quảng cáo như là một phương pháp chữa trị tự nhiên cho tiểu đường type 1 nhưng chúng thường không được chứa trong đó. Bạn nên đọc nhãn mác thật cẩn thận. Cũng có những loại chiết xuất thảo dược và các loại thực phẩm bổ sung giúp kiểm soát nồng độ đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng có thể đi kèm với tiểu đường. Hãy làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và nếu như bạn đang sử dụng các loại thuốc của bác sĩ, hãy hỏi người bán thuốc hoặc nhà cung cấp để xem có sự xung đột giữa chúng hay không.

Các thành phần cần có trong điều trị tiểu đường type 1

Chromium Nicotinate

Chromium là một thành phần cần thiết cho cơ thể để chuyển hóa glucoze. Hiện tại có một số mối lo ngại về các rủi ro sức khỏe có thể đi kèm với chromium picolinate nhưng các nghiên cứu cho thấy chromium nicotinate là dạng chromium an toàn hơn.

Biotin

Cũng được biết đến như là vitamin B-7, các nhà khoa học tin rằng Biotin có thể liên quan đến sự sản xuất và giải phóng insulin. Hầu hết các nghiên cứu trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đều thấy họ có rất ít hàm lượng biotin. Các nghiên cứu khoa học đề xuất rằng loại vitamin này có thể cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết.

Inositol


Là một thành phần của cám gạo, cơ thể con người sử dụng inositol để tạo ra các phần tử để truyền dấu hiệu giữa các tế bào. Vai trò quan trọng nhất của inositol đối với bệnh tiểu đường là giúp các tế bào nhận biết được insulin và sử dụng glucose trong máu làm năng lượng.

Axit lipoic alpha

Thành phần này đóng rất nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể người. Nó được đề xuất cho bệnh nhân tiểu đường bởi các nghiên cứu thí nghiệm đã cho thấy rằng nó làm tăng sự hấp thu đường trong máu của các tế bào.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Những lưu ý khi người trẻ tuổi mắc bệnh tiểu đường

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Huyền, trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện Nội tiết Trung ương, cho biết: Trước đây bệnh tiểu đường type 2 tập trung chủ yếu ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên càng ngày, người mắc bệnh này càng trẻ, có những bệnh nhân 11 tuổi đã phát hiện bị tiểu đường type 2.

Bệnh tiểu đường gây liệt dương

Một trong những biến chứng gây cản trở cuộc sống của người bệnh tiểu đường đó là giảm “ham muốn” hay “liệt dương”. Sự bất lực này là do tai biến về mạch máu, khiến lượng máu chảy về dương vật không đủ để gây cương cứng. Trong số nam giới bị liệt dương, thì những người bị bệnh tiểu đường có khả năng bị sớm hơn 10-15 năm so với những người bình thường. Nguy cơ liệt dương phụ thuộc vào số năm và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.

Với anh Nguyễn Thế Anh, một bệnh nhân tiểu đường 33 tuổi sống ở Quảng Ninh, bi kịch lớn nhất mà căn bệnh này đem tới không phải là việc phải ăn uống kiêng khem, hút thuốc lá mà sự xuống dốc của phong độ phòng the, và đến gần đây thì “liệt” hẳn. Anh cho biết, “cậu bé” của anh khó cương vào đầu năm ngoái, tức là 3 năm sau khi anh phát hiện bệnh. Đôi với anh, tình trạng bất lực ở ngay lứa tuổi sung mãn nhất của đàn ông là nỗi đau không thể nói hết. Anh tự trách mình vì đã không chú ý phát hiện bệnh sớm, mặc dù bố anh trước đó cũng bị tiểu đường. “Nghĩ đến việc khi bệnh trở nặng, tôi cũng phải tiêm insulin ngày mấy lần hoặc bị mù như bố mà rùng mình”, anh tâm sự.

Bệnh tiểu đường gây suy thận
Hình minh họa. internet
Biến chứng thận là một trong những biến chứng thường gặp và nặng nề nhất đối với người bệnh tiểu đường.

Chị Lan, 30 tuổi, ở Hà Nội là bệnh nhân tiểu đường type 2 đang nằm điều trị tại bệnh viện nội tiết trung ương. Cách đây hai năm, thấy người mệt mỏi rã rời, ăn nhiều, uống nhiều nhưng vẫn khát. Càng ngày dấu hiệu mệt mỏi càng rõ rệt, ngay cả những lúc không làm việc gì cũng vã mồ hôi, chân tay run rẩy. Đi khám chị ngỡ ngàng khi biết mình bị tiểu đường type 2 và đã có biến chứng suy thận. Hiện, ngoài việc ăn kiêng, dùng thuốc chữa tiểu đường, chị còn phải dùng thuốc để hỗ trợ chức năng thận, đào thải cặn bã. Chị lo sợ, biến chứng suy thận mà nặng hơn, chị sẽ phải lọc máu, chạy thận và cuộc đời gắn liền với bệnh viện, chưa kể kinh tế suy sụp vì việc chạy chữa.

Bệnh nhân trẻ dễ bị biến chứng

Theo giáo sư Trần Đức Thọ, chủ tịch hội Đái tháo đường Việt Nam, triệu chứng bệnh tiểu đường type 2 thường không rõ rệt nên rất dễ bị bỏ qua. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã nặng hoặc có biến chứng. Nguyên nhân khiến số người trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng là do lối sống ít vận động, nhiều stress, thường xuyên dùng rượu, bia và thực phẩm năng lượng cao, vượt quá khả năng chuyển hóa của cơ thể.

Ở người trẻ, tiểu đường type 2 thường gây biến chứng nhanh hơn, nguy hiểm hơn. Bệnh nhân thường bị tổn thương nhiều bộ phận quan trọng như tim, mắt, thận, thần kinh. Đặc biệt, những người trẻ họ thường chủ quan không nghĩ mình bị tiểu đường, nên thường đến viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

21 điều ngộ nhận về căn bệnh tiểu đường

Ngày 3 tháng 11 năm 1983, nguyên Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã công bố tháng 11 hàng năm là thời gian để nhắc nhở dân chúng về bệnh tiểu đường cũng như khích lệ mọi nguời cố gắng loại bỏ căn bệnh hiểm nghèo này. Hiện nay, tại Mỹ có khoảng 16 triệu trường hợp tiểu đường với trên 10 triệu được xác định đang mang bệnh, trên 5 triệu chưa biết là có bệnh hay không.


Hình minh họa. internet

Trong khi đó thì Liên Hiệp Quốc cũng dành ngày 14 tháng 11 mỗi năm để các quốc gia thành viên cùng nhau tìm cách ngăn chặn sự bành trướng của bệnh tiểu đường. Đây là ngày sinh của khoa học gia Gia Nã Đại Frederick Banting, nguời mà vào năm 1922 đã chứng minh insulin do tụy tạng sản xuất và vai trò của insulin với bệnh tiểu đường. Năm nay, chủ đề của ngày tiểu đường thế giới là ‘Kiểm soát đường huyết tốt để sống vui sống khỏe’.Trên thế giới hiện nay có hơn 200 triệu người bị tiểu đường và bệnh là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ tư trong số những bệnh không truyền nhiễm.

Bệnh tiểu đường đang có chiều hướng gia tăng tại mọi quốc gia, vì dinh dưỡng được cải thiện, dân chúng ăn uống dư thừa, thoải mái hơn nhưng lại ít vận động cơ thể. Ngoài ra, còn rất nhiều người không hiểu rõ về bệnh cũng như các biến chứng do bệnh gây ra.

Vài hiểu biết căn bản về bệnh Tiểu Đường

1-Thực phẩm căn bản của con người là carbohydrate, chất đạm và chất béo. Carbohydrate có hai thành phần chính: đường (sugars) như fructose, glucose, lactose và tinh bột (starches). Đường lưu hành trong máu và là nguồn năng lượng quan trọng cho các tế bào. Glucose không phải là đường trắng tinh chế mà ta mua ở ngoài chợ.

2-Glucose được hormon insulin từ tụy tạng chuyển vào tế bào để tạo ra năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

3-Khi không được dùng, glucose sẽ bị loại đồng loạt ra khỏi cơ thể, trong nước tiểu. Thế là ta bị bệnh Tiểu Đường

4-Tiểu Đường là bệnh mạn tính, không chữa dứt được.

5-Bệnh gây ra do tụy tạng không sản xuất đủ insulin hoặc do cơ thể không sử dụng được insulin.

6-Insulin có nhiệm vụ đưa dường glucose từ máu vào tế bào để chuyển ra năng lượng. Thiếu insulin, glucose sẽ lưu hành tràn ngập trong máu, đưa đến cao đường huyết.

4-Glucose sẽ bị loại ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Tên ‘Tiểu Đường’’ hoặc ‘Đái Tháo Đường’ từ đó mà có.

5-Để thải glucose, thận cần lấy nước từ các tế bào. Bệnh nhân đi tiểu nhiều đưa tới cơ thể thiếu nước, và bệnh nhân sẽ uống nhiều nước (một trong mấy dấu hiệu chính của bệnh).

6-Cơ thể lấy năng lượng từ chất béo trong người, bệnh nhân mất cân (dấu hiệu chính), nên ăn nhiều (dấu hiệu chính). Ăn nhiều mà nhiều người vẫn gầy.

7-Có hai loại Tiểu Đường chính:

a-Loại I thường thấy ở trẻ em và lớp người dưới 30 tuổi, có tính cách thừa kế, đôi khi do môi trường (virus). Trong loại này, tụy tạng không sản xuất insulin và người bệnh cần được điều trị lâu dài bằng insulin.

b-Loại II: Thường thấy ở người trên 40 tuổi, người mập phì, trong gia đình có người bị tiểu đường. Bệnh nhân có một ít insulin nhưng cơ thể không dùng được. Điều trị bằng dinh dưỡng hợp lý, vận động cơ thể, thuốc viên hoặc insulin.

8- Ngoài ra, còn tiểu đường tạm thời khi có thai, tăng chức năng tuyến thượng thận, suy thận, cường tuyến giáp, viêm hoặc cắt bỏ tụy tang, căng thẳng tâm thần, tác dụng phụ của dược phẩm (corticosteroids, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu...)..

9-Dấu hiệu bệnh: Với loại I, bệnh nhân không có insulin, nên dấu hiệu có thể xuất hiện ngay từ khi mới bị bệnh. Với loại II, bệnh nhân có một ít insulin, glucose được sử dụng một phần nào, nên nhiều khi dấu hiệu không rõ ràng. Bệnh được tình cờ tìm ra khi đi kiểm tra tại phòng mạch bác sĩ.

Dấu hiệu thường thấy: Tiểu tiện nhiều, uống nước nhiều, ăn nhiều để bù số năng lượng mất vì glucose tiểu ra ngoài...

10-Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng trầm trọng như suy thận, cao huyết áp, bệnh tim, vữa xơ động mạch, thoái hóa võng mạc, khiếm thị, mất cảm giác ngoại vi, rối loạn cương dương, nhiễm trùng bàn chân...

11-Tiểu đường có thể kiểm soát được bằng ăn uống hợp lý, giảm cân nếu mập phì, vận động cơ thể, thuốc viên, thuốc chích insulin, hiểu biết căn bản về bệnh....

12-Bệnh nhân cần thử nghiệm đường huyết tại nhà thường xuyên và ghi kết quả, để theo dõi tình trạng bệnh và thay đổi liều lượng thuốc cũng như chế độ dinh dưỡng.

13-Các nhà chuyên môn y khoa học đề nghị là, mỗi 3 năm, mọi người nên thử nghiệm coi xem có bị bệnh tiểu đường hay không. Người có nhiều nguy cơ bị tiểu đường (tuổi ngoài 40, mập phì, có thân nhân bị tiểu đường...) nên thử nghiệm thường xuyên hơn.

Một số ngộ nhận với bệnh tiểu đường:


Ở đời, con người thường có một số ngộ nhận đối với mọi sự việc, ngay cả trong vấn đề sức khỏe, bệnh tật. Nguyên do đưa đến ngộ nhận là không có hiểu biết hoặc tiếp nhận nguồn tin tức không được chính xác. Với bệnh Tiểu Đường, nhiều người cũng có những hiểu nhầm cần được làm sáng tỏ. Như là:

1-Tiểu đường có thể lây lan.

Tiểu đường là một bệnh về nội tiết, gây ra do tụy tạng không sản xuất được insulin hoặc insulin có ít và không có tác dụng. Vì vậy, bệnh không lây lan nhưng bệnh có thể thừa kế (inherit) nếu trong gia đình có người bị tiểu đường.

2-Như vậy thì khi bố mẹ bị tiểu đướng là con cái cũng bị bệnh

Không hoàn toàn đúng hẳn, Khi trong gia đình có người bị tiểu tường, thì con cháu có thể thừa kế gen gây bệnh. Như vậy có nghĩa là con cháu có nhiều nguy cơ hơn để dễ dàng mắc bệnh chứ không đương nhiên bị bệnh. Ngoài ra, nếu con cháu áp dụng các phương thức phòng tránh bệnh như giảm cân khi mập phì, dinh dưỡng hợp lý, vận dộng cơ thể...thì rủi ro mắc bệnh giảm.

3-Tôi nghe nói có nhiều loại thuốc chữa dứt được bệnh tiểu đường.

Cho tới nay chưa có phương thức nào chữa dứt được bệnh tiểu đường mà chỉ có thể kiểm soát mức độ đường huyết và tránh được các biến chứng của bệnh. Nhờ đó mà người bệnh có thể sống đời sống bình thường.

4-Ăn nhiều đường sẽ bị bệnh tiểu đường.

Đây là một ngộ nhận có từ thuở xa xưa: ăn nhiều đường, đái ra đường, kiến bu kín chung quanh bãi nước tiểu. Khi đó, người ta gọi tiểu đường là bệnh ‘nước tiểu mật ong’.

Thực ra, tiêu thụ quá nhiều đường tinh chế không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường, nhưng có thể đưa tới mập phì, vì đường có nhiều calori mà không có chất dinh dưỡng. Căn cứ theo thống kê, thì 80% người mập kiểu trái táo, với bụng bự, sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại II hơn là người cân nặng bình thường.

5-Vậy thì tôi không được ăn đường hay sao?

Bệnh nhân vẫn có thể ăn đường nhưng số lượng đường tiêu thụ phải bao gồm trong tổng số carbohydrate dùng trong ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên dùng đường chung với các món ăn khác, nhất là với thực phẩm có chất xơ, để glucose vào máu từ từ, chứ không tăng vọt.

Xin nói thêm là, đường cũng ‘cứu’ người bị tiểu đường. Đó là khi đường huyết đột nhiên xuống quá thấp, đặc biệt là khi đang trị bệnh bằng thuốc viên hạ đường hoặc insulin. Để tránh ngất xỉu, chóng mặt...bệnh nhân phải tức thì ăn một chút đường, như một cục kẹo, một ly nước trái cây để cơ thể có đủ glucose.

6-Có người nói đường hóa học độc lắm, lại có người nói nấu chè với đường hóa học ăn rất ngon.

Đường nhân tạo là đề tài của nhiều nghiên cứu với kết quả là khen cũng nhiều và chê cũng lắm. Tuy nhiên, theo Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ, đường hóa học tương đối an toàn nếu dùng đúng số lượng theo hướng dẫn của cơ quan này và nhà sản xuất. Với một số người, đường thay thế có thể gây ra vài phản ứng nhẹ như chóng mặt, nhức đầu, tiêu chẩy, no hơi... Nếu dùng quá nhiều, đường lại cho vị đắng.

Ngoai trừ đường aspartame (Nutrasweet, Equal), các đường nhân tạo khác đều có thể dùng như gia vị trong việc nấu nướng, để thêm vị ngọt cho món ăn. Nhưng nếu dùng để nấu chè thì e rằng ta sẽ tiêu thụ quá nhiều hóa chất, tích tụ lại sẽ có hại, đồng thời giá cả cũng đắt hơn đường tinh chế.

6b-Bị tiểu đường là tôi phải bớt ăn cơm, ăn bánh mì.
Nói ‘bớt ăn’ cơm gạo thì cũng không đúng lắm, mà phải ăn cơm, bánh mì... cân bằng với các loại thực phẩm khác, theo tỷ lệ 50% carbohydrate, 30% chất béo và 20% chất đạm. Cơm, mì..là nguồn năng lượng quý báu cho cơ thể mà ta không được loại bỏ.

Có người đề nghị chế độ ít carbohydrate, nhưng lại tăng chất đạm và chất béo. Theo chế độ này lâu ngày, bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh tim, bệnh thận nhiều hơn.

Vì thế, cân bằng các loại thực phẩm là điều cần làm. Ăn gạo lức, còn cám thì đường glucose vào máu chậm hơn là khi ăn gạo trắng tinh, hết cám.

7-Tôi ăn rất nhiều trái cây vì nghe nói trái cây tốt cho người bị tiểu đường.

Trái cây là món ăn tốt cho mọi người, dù bị tiểu đường hay không. Trái cây không có cholesterol, có nhiều chất xơ và sau khi ăn, các loại đường trong trái cây chuyển vào máu từ từ nên không gây ra cao đường huyết đột ngột.

Tuy nhiên, nếu tiêu thụ nhiều trái cây quá thì cũng là điều không nên.vì ta sẽ bỏ qua các thực phẩm cần thiết khác. Đồng thời, ăn nhiều trái cây cũng mang vào cơ thể nhiều chất ngọt, và đường huyết sẽ tăng.

8-Có người nói tôi tuyệt đối không được uống rượu, có đúng không?


Nói là tuyệt đối không uống rượu thì cũng quá khắt khe với thứ nước ‘Tinh Thần ‘ này và cũng gây ‘buồn buồn’ cho người bệnh. Theo các nhà chuyên môn dinh dưỡng, người tiểu đường vẫn có thể thưởng thức một lượng rượu vừa phải (một lon la de, một ly rượu vang..) trong bữa ăn. Nhưng nên nhớ rằng rượu cũng có một ít carbohydrate, cho nên nếu ‘dô ! dô !’thả cửa thì đường huyết sẽ lên cao.

Hơn nữa, đang chữa bệnh bằng insulin mà uống nhiều rượu vào lúc đói bụng thì đường huyết sẽ xuống quá thấp, vì rượu làm giảm khả năng cơ thể lấy glucose từ kho dự trữ.

9- Tôi chỉ hơi bị tiểu đường từ nhiều năm nay.

Thực ra, không có chuyện ‘hơi bị tiểu đường’ mà chỉ có bệnh tiểu đường hoặc không có. Bị tiểu đường khi đường huyết thử hai lần khi đói cao hơn 126mg/dl hoặc cao hơn 200mg/dl thử hai lần bất cứ lúc nào trong ngày. Đề nghị quý vị « hơi bị » tiểu đường đi bác sĩ để được xét nghiệm, xác định cho rõ ràng, kẻo rồi quá trễ...

10-Tôi uống thuốc hạ đường huyết đều đặn là đủ, đâu có cần giữ gìn ăn uống.

Thuốc chỉ là một thành phần trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Các thành phần khác như ăn uống cân bằng, hợp lý, có nếp sống lành mạnh, thường xuyên vận động cơ thể... cũng rất quan trọng để giúp thuốc tác dụng hữu hiệu hơn.

11-Bệnh nhân tiểu đường phải ăn theo một chế độ riêng biệt.

Các nhà dinh dưỡng đều đồng ý rằng, bệnh nhân tiều đường có thể dùng cùng các loại thực phẩm như mọi người nhưng với số lượng vừa phải, thích hợp với mức độ đường huyết và liều lượng các thuốc hạ đường huyết đang dùng. Và họ cũng không cần tốn tiền mua những sản phẩm được gọi là «dành riêng cho bệnh tiểu đường».

12-Trẻ em bị tiểu đường, lớn lên sẽ hết.

Trẻ em bị bệnh tiểu đường thường là do tụy tạng không sản xuất được insulin và được xếp vào loại I, phụ thuộc vào insulin. Trong trường hợp này, các tế bào tụy tạng sản xuất insulin bị hủy hoại, không tái tạo được, cho nên các em tiếp tục mang bệnh và cần insulin cho tới tuổi trưởng thành. Hy vọng một ngày gần đây, khoa học có thể ghép tế bào tụy tạng để cơ quan này tự sản xuất insulin.

13- Trẻ em không mắc bệnh tiểu đường loại II

Trước đây thì nhận xét này có lẽ đúng chứ bây giờ không đúng nữa. Trong những năm gần đây, số trẻ em mắc tiểu đường loại II ngày một gia tăng vì các em ăn uống hơi buông thả, lại ít vận động cơ thể nên các em bị bệnh mập phì nhiều hơn. Và mập phì là một trong mấy rủi ro đưa tới tiểu đường loại II.

14-Phụ nữ bị bệnh tiểu đường, không thể có thai được.

Cách đây vài thập niên, nhận xét này có thể là đúng vì phương thức trị liệu bệnh tiểu đường còn kém công hiệu và sự hiểu biết về bệnh còn ít ỏi. Bây giờ nhờ có nhiều tiến bộ trong việc điều trị, chăm sóc, phụ nữ bị tiểu đường vẫn có thể có thai, vẫn sanh con mạnh khỏe. Tuy nhiên họ cần lưu ý nhiều hơn trong việc kiểm soát đường huyết và tránh ăn uống buông thả, tùy theo ý thích

15-Bệnh nhân tiểu đường dễ đau ốm, cảm cúm.


Mang bệnh tiểu đường thì người đó cũng có thể gặp các rủi ro như người không bệnh. Cho nên nếu không cẩn thận, giữ gìn sức khỏe thì cũng dễ dàng mắc bệnh như ai. Còn như nếu muốn phòng tránh bệnh, như bệnh cúm, thì phải chích ngừa hoặc đừng hít phải virus cúm. Hơn nữa, nếu chẳng may bị cúm thì đường huyết sẽ lên cao ngay.

16- Có người nói rằng mắc bệnh tiểu đường sẽ không được lái xe hơi.

Nếu đường huyết được kiểm soát thì bệnh nhân tiểu đường lái xe cũng an toàn như mọi người. Có nhiều dư luận muốn giới hạn bệnh nhân chữa bằng insulin không được lái xe, vì e ngại đường huyết xuống quá thấp, bệnh nhân có thể gây tai nạn vì chóng mặt, mất định hướng...

17-Các căng thẳng của đời sống không có ảnh hưởng gì tới bệnh tiểu đường

Có ảnh hưởng chứ, vì khoa học đã chứng minh rằng những hoàn cảnh khó khăn, những cơn khủng hoảng tinh thần đều làm đường huyết lên cao.

18- Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn thả cửa các món ăn ‘không có đường’ sugar-free.

Sugar-free không có nghĩa là không có calori. Nếu ăn thả cửa các món ăn này thì sẽ dễ dàng bị mập phì, và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên cao. Cho nên, bệnh nhân cần lưu ý tới số lượng calori trong thực phẩm để tránh mập và giữ mức đường huyết bình thường.

19-Một số người khỏe mạnh bình thường mặc dù đường huyết cao, vậy thì họ đâu có phải bị bệnh tiểu đường.

Một vài rối loạn cơ thể như căng thẳng tinh thần, bệnh nhiễm hoặc một vài loại dược phẩm có thể làm đường huyết tạm thời lên cao ở một số người không bị tiểu đường. Nhưng cao đường huyết không phải là chuyện bình thường, cần phải được bác sĩ thử nghiệm kỹ càng hơn.

20-Bị tiểu đường lâu năm là biết rõ khi nào đường huyết tăng, cần gì phải thử máu cho mất công

Đồng ý là khi đường lên cao, triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều sẽ xuất hiện và ta biết ngay. Nhưng, muốn biết glucose cao thấp bao nhiêu để có thể gia giảm thuốc thì chỉ có thử máu mới biết. Hơn nữa, đôi khi các dấu hiệu chỉ xuất hiện khi đường huyết rất cao, và như vậy thì biến chứng của bệnh đã quá trầm trọng rồi. Cho nên, cần tự thử đường huyết nhiều lần trong ngày. Đo đường trong nước tiểu không chính xác lắm, vì đôi khi thận chỉ thải glucose khi đường huyết cao hơn 180mg/dl.

21-Khi phải tăng liều lượng insulin thì chắc là bệnh trở nên trầm trọng lắm.

Khác với nhiều dược phẩm, insulin không có một liều lượng nhất định cho mọi người bệnh. Insulin cần được gia giảm thường xuyên tùy theo kết quả thử đường huyết. Đường huyết thay đổi tùy theo chế độ ăn uống, vận động cơ thể, thời gian trong ngày. Người bệnh đều được hướng dẫn cách tự thử đường huyết và thay đổi số lượng insulin cho thích hợp. Ngoài ra, để tránh đường huyết xuống thấp, insulin được bắt đầu với liều lượng nhỏ, rồi tăng dần tùy theo kết quả thử glucose trong máu.

Kết luận:

Tiểu đường là bệnh nghiêm trọng, thường thấy, điều trị tốn kém nhưng có thể kiểm soát được. Đó là nhờ ăn uống hợp lý, hoạt động cơ thể, giảm cân nếu quá cao, dùng thuốc theo chỉ dẫn, thử đường huyết tại gia...


Ngoài ra, cũng nên tìm hiểu cặn kẽ về bệnh, phân biệt sự thật với huyền thoại...để an tâm trị bệnh, tận hưởng niềm vui cuộc đời...

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Một trong những biến chứng hay gặp và có thể dẫn đến tàn phế là biến chứng trên bàn chân người đái tháo đường (ĐTĐ). Việc chăm sóc kỹ bàn chân ở người ĐTĐ rất quan trọng. Ở một người ĐTĐ sẽ dễ tổn thương bàn chân, do bệnh làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên và giảm lượng máu nuôi đến bàn chân. Hội ĐTĐ Hoa Kỳ ước tính có khoảng 1/5 người ĐTĐ phải vào bệnh viện vì vấn đề ở bàn chân. Chăm sóc đúng cách sẽ ngăn ngừa được các vấn đề này.


cham-soc-ban-chan-benh-nhan-tieu-duong
Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là rất cần thiết
Biểu hiện của bệnh ĐTĐ

ĐTĐ là một bệnh mãn tính, đặc trưng bởi sự tăng đường huyết quá mức bình thường. Như chúng ta biết, trong các thức ăn chúng ta ăn vào phần lớn được biến thành một chất đường được gọi là glucose. Glucose là chất cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Trên bề mặt tế bào, có một loại thụ thể tiếp nhận một chất đặc biệt là insulin, sau đó sẽ kích hoạt sự vận chuyển glucose vào sử dụng trong tế bào. Insulin là một chất nội tiết được tiết ra bởi tế bào bêta tuyến tụy, gen sản xuất insulin nằm ở nhánh ngắn của nhiễm sắc thể 11. Insulin là một protein có 51 acid amin phân làm 2 chuỗi peptid (chuỗi A gồm 21 acid amin, chuỗi B gồm 30 acid amin nối với nhau bởi cầu S-S). Insulin của heo và bò chỉ khác với insulin người một chút, cho nên được sử dụng trong điều trị bệnh ĐTĐ.

Vì một lý do nào đó tuyến tụy không thể tiết đủ lượng insulin thì đường trong máu không được tế bào sử dụng, dẫn đến hậu quả tế bào “đói đường”, đường trong máu tăng cao và nếu lượng đường máu vượt quá ngưỡng chức năng của thận sẽ có mặt đường trong nước tiểu.

Ở người bình thường lúc đói đường máu không quá 110mg/dl, khi trên 126 mg/ dl thì được chẩn đoán bệnh ĐTĐ (ít nhất qua 2 lần đo), đây là tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ. Chỉ khi nào đường trong máu vượt trên 180mg/dl thì mới có đường trong nước tiểu, nên thuật ngữ “ĐTĐ” không phản ánh đúng bản chất của bệnh, chắc có lẽ người ta dùng theo thói quen. Nhiều người đã rất chủ quan với bệnh ĐTĐ, vì họ nghĩ chỉ khi nào đái ra đường mới mắc bệnh, thường thì người dân phát hiện bệnh khi nước tiểu của họ bị kiến bu.

Triệu chứng cổ điển của bệnh ĐTĐ gồm “4 nhiều”: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhanh. Vì tế bào “đói đường” nên bệnh nhân phải ăn nhiều nhưng lại gầy, đường huyết tăng sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu gây khát nên uống nhiều, đường xuất hiện trong nước tiểu gây lợi tiểu thẩm thấu. Ngoài ra người bệnh còn mệt mỏi, nhìn không rõ, dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành, da khô, tê bàn tay và bàn chân, chuyện chăn gối gặp trục trặc… Trong bệnh ĐTĐ người ta chia làm 2 loại: bệnh ĐTĐ týp 1 còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin (tuyến tụy không còn tiết ra insulin nữa, trong điều trị phải dùng insulin ngoại sinh) và bệnh ĐTĐ týp 2 còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin (tuyến tụy còn tiết một phần insulin, trong điều trị có thể dùng thuốc viên hạ đường huyết). Trong bệnh ĐTĐ thì týp 2 chiếm tới 90% tổng số bệnh nhân.

Một số cách chăm sóc bàn chân

Rửa và lau khô bàn chân hàng ngày

- Dùng xà phòng nhẹ.

- Dùng nước ấm.

- Vỗ nhẹ vào da, không được kỳ co mạnh. Sau đó thì lau khô bàn chân.

- Sau khi rửa, dùng kem dưỡng da thoa lên bàn chân để chống nứt nhưng không được bôi giữa kẽ ngón. Tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày

- Tự kiểm tra từ trên xuống dưới bàn chân. Có thể nhờ người thân nhìn giùm bàn chân nếu bạn không thấy rõ.

- Kiểm tra da có bị khô nứt không.

- Nhìn xem có vết rộp da hay phồng da, vết cắt, xây sát, đau...

- Kiểm tra xem có bị đỏ, nóng hay bị căng khi sờ bất cứ vùng nào của bàn chân.

- Xem sự phát triển của móng chân, có nổi mụt nào không, có chai sạn không.

- Nếu có vết rộp da hoặc đau khi mang giày thì cần xem lại kích cỡ giày.

Chăm sóc móng chân

- Cắt móng chân sau khi tắm (khi móng chân còn mềm).

- Cắt móng chân thẳng ngang qua và dùng dũa để làm nhẵn.

- Không nên cắt vào trong gốc móng.

Cẩn thận khi tập thể dục

- Đi bộ và tập thể dục với giày phù hợp.

- Không tập thể dục khi bị đau bàn chân.

Bảo vệ bàn chân với giày và tất

- Không bao giờ đi chân trần. Luôn bảo vệ bàn chân bằng cách mang giày hoặc dép.

- Không mang giày cao gót.

- Không mang giày chật làm cọ gót hoặc ngón chân.

- Nên mang tất để bảo vệ da bàn chân và tránh mang tất quá chật. Dùng tất làm bằng sợi tự nhiên như: cotton, len.

- Không nên mang giày lâu hơn một giờ (cởi giày ra để chân ra ngoài rồi mang lại).

- Phải sờ bên trong giày để chắc chắn không có dị vật bên trong.

Kiểm tra việc mang giày

Dùng những mẹo đơn giản để xem bạn mang giày có đúng không.

- Đứng trên một miếng giấy (đảm bảo rằng người bệnh đứng mà không ngồi).

- Vẽ nét ngoài của bàn chân.

- Vẽ nét ngoài của giày.

- So sánh hai đường nét này để xem giày có chật không. Nét ngoài của giày phải lớn hơn ngoài chân tối thiểu 1,3 cm.

Chọn giày thích hợp

- Chọn giày phải kín ngón và gót.

- Chọn giày bằng da là phù hợp và bên trong mềm mại, không bị gồ.

- Đảm bảo giày rộng hơn ít nhất 1,3cm so với bàn chân.

- Khi bàn chân bị tổn thương hoặc nhiễm trùng phải đến ngay bác sĩ

chuyên khoa.

- Dùng khuỷu tay kiểm tra nhiệt độ nước chứ không được dùng bàn chân.

- Không dùng miếng nhiệt dán lên bàn chân.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Lưu ý khi điều trị tiểu đường bằng insulin

Bệnh nhân điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) cần phải tiêm insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. Khi tiêm insulin có cần chú ý đặc biệt gì không? Nếu thuốc gây tác dụng phụ, xử lý thế nào?

tiem-insulin
Bệnh nhân tiểu đường tiêm insulin
Insulin là gì?

Insulin là một chất có ảnh hưởng lớn trong việc điều trị bệnh ĐTĐ. Đây là chất do tuyến tụy tiết ra giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn cho cơ thể. Muốn có năng lượng để hoạt động, cơ thể cần có glucose. Khi glucose đi vào cơ thể sẽ tiết ra chất insulin thực hiện quá trình chuyển hóa năng lượng. Bệnh ĐTĐ có hai dạng: ĐTĐ type 1 (cơ thể tiết ít hay không đủ insulin), ĐTĐ type 2 (cơ thể không sử dụng được insulin, do tuyến tụy bị phá hủy). ĐTĐ là bệnh xảy ra không liên quan đến việc ăn quá nhiều đường. Nhờ có insulin mà đường huyết chúng ta không tăng quá mức.

Bệnh nhân điều trị ĐTĐ cần phải chích insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. Lượng insulin thêm vào sẽ giúp ổn định đường huyết tốt hơn. Hiện nay, bệnh nhân ĐTĐ có thể không còn lo ngại về căn bệnh của mình nữa vì có nhiều cách thêm insulin hỗ trợ. Tuy nhiên không uống insulin được, vì khi đưa vào cơ thể bằng cách đó men tiêu hóa sẽ phá hủy insulin và mất tác dụng.

Insulin đưa vào cơ thể dạng tiêm (chích) là tốt nhất nhưng bệnh nhân thường có tâm lý sợ đau, sợ lên ký, sợ bị hạ đường huyết... dù hiện nay đã có nhiều loại kim tiêm không gây đau. Bác sĩ sẽ điều trị bắt đầu từ liều thấp, cho theo dõi đường huyết an toàn. Bên cạnh kết hợp với ăn kiêng và tập thể dục sẽ giúp hạn chế tăng cân. Bệnh nhân ĐTĐ type 1, type 2 có stress, nhiễm trùng, chấn thương, mổ xẻ hoặc đã dùng thuốc liều tối đa kết hợp chế độ ăn và vận động hợp lý nhưng đường huyết vẫn không kiểm soát tốt mới buộc phải dùng insulin dạng tiêm. Tuy nhiên, khi đưa vào cơ thể, bệnh nhân phải nắm các kĩ thuật để hạn chế tình trạng thuốc không vào được bên trong cơ thể. Dụng cụ tiêm insulin vào cơ thể đa dạng: ống tiêm U40, U100, bút tiêm, bơm tiêm là những dụng cụ sử dụng phổ biến hiện nay.

Một số lưu ý khi tiêm insulin

Ngoài việc sử dụng các loại máy được định sẵn liều lượng, thời gian tiêm thuốc vào cơ thể, bệnh nhân có thể tự mình tiêm thuốc qua sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Bệnh nhân ĐTĐ nên học cách tự chăm sóc bản thân. Việc tiêm thuốc cần đảm bảo vệ sinh tối đa vùng tiêm thuốc và dụng cụ tiêm. Tiêm thuốc trước khi ăn 30 phút hoặc trước khi đi ngủ. Sau khi dùng, lọ insulin phải được bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Nên trang bị máy thử đường huyết đối với bệnh nhân tiêm insulin, mục đích ngừa hạ đường huyết đột ngột, do đường huyết cao có thể hạ được, đường huyết thấp dẫn đến hôn mê sẽ trở tay không kịp.

Trước khi tiêm, bệnh nhân nên dùng tay xoa cho lọ thuốc ấm lên. Bên trong lọ thuốc sẽ có một viên bi nhỏ, có nhiệm vụ đảo đều thuốc khi bệnh nhân làm động tác xoa lọ thuốc. Rút một lượng không khí vừa với lượng thuốc cần đưa vào cơ thể, sau đó kéo ống tiêm ra cho đến khi ta thu được một lượng thuốc vừa với khoảng khí lúc đầu. Làm như vậy bệnh nhân sẽ xác định chính xác lượng thuốc cần đưa vào cơ thể. Sau khi có một lượng thuốc vừa đủ, bệnh nhân làm động tác chích thuốc. Hướng của kim tiêm là hướng vuông góc 90 độ, không đâm xéo. Hiện nay các loại kim đã được thiết kế nhỏ, mỏng, khi tiêm vào theo đúng hướng, thuốc mới có thể vào được trong máu. Loại kim này không gây đau khi tiếp xúc với da. Bệnh nhân chỉ có thể tiêm ở các vị trí: mặt sau hai bên cánh tay, trước bụng, vùng đệm mông và vệ đùi. Đây là những nơi thuốc đi vào máu nhanh nhất, lượng thuốc hấp thụ cao.

Việc tiêm insulin sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn: dị ứng, tăng cân, hạ đường huyết. Tình trạng hạ đường huyết thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ có thể do tiêm insulin không đúng phương pháp. Khi có các dấu hiệu đói, vã mồ hôi, run tay, choáng váng, bệnh nhân nên nghĩ ngay đến việc hạ đường huyết. Dùng một ly sữa, bánh kẹo ngọt, một ly nước đường… tình trạng trên sẽ qua đi nhanh chóng.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 loại nào nguy hiểm hơn

Bệnh đái tháo đường thường có 2 loại chính là đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2 xuất phát từ nguyên nhân, đối tượng và lứa tuổi bị bệnh khác nhau. Vậy đái tháo đường tuýp1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn?

Đái tháo đường tuýp 1

Còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin hay đái tháo đường ở người trẻ. Trong bệnh đái tháo đường tuýp 1, là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa. Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh đái tháo đường tuýp 1. Kháng thể này bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 1 muốn sống được cần phải chích insulin mỗi ngày.

Đái tháo đường tuýp 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi. Tuy nhiên ở bệnh nhân trẻ còn có dạng đái tháo đường do cơ hội. Đái tháo đường tuýp 1 chiếm khoảng 10%, còn đái tháo đường tuýp 2 chiếm 90%.

Đái tháo đường tuýp 2

Đái tháo đường tuýp 2 còn gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin hay đái tháo đường ở người trưởng thành. Trong đái tháo đường tuýp 2, tụy người bệnh vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không đủ. Trong một số trường hợp,sau khi ăn tụy sản xuất một lượng insulin nhiều hơn bình thường. Đa số bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, tế bào cơ thể vẫn còn nhạy cảm với insulin ( đặc biệt là tế bào mỡ và tế bào cơ), lượng lớn insulin được sản xuất được tế bào nhận diện.

Hầu hết đái tháo đường tuýp 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi, và tỷ lệ đái tháo đường tăng theo tuổi. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh đái tháo đường tuýp 2. Một số yếu tố khác như mập phì cũng là nguy cơ bị đái tháo đường. Có mối liên quan trực tiếp giữa béo phì và đái tháo đường tuýp 2.
dai-thao-duong
Đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn?

Đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2 nguy hiểm hơn?

Với người bệnh đái tháo đường tuýp 1 do tuyến tụy đã giảm hoặc mất khả năng sản xuất Insulin do đó việc sử dụng Insulin là bắt buộc, với người bệnh đái tháo đường tuýp 2 Insulin chỉ sử dụng ở giai đoạn sau của bệnh. Tuy nhiên với đái tháo đường tuýp 1 việc phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế được các biến chứng hơn so với đái tháo đường tuýp 2 - khi phát hiện thường đã có biến chứng do tiến triển âm thầm của bệnh.

Mỗi loại có biểu hiện và đặc trưng khác nhau nhưng đều có nguy cơ cao dẫn đến tử vong, vì vậy khi đã bị đái tháo đường dù tuýp nào, người bệnh cần xác định phải sống chung với bệnh suốt đời.

Để hạn chế nguy cơ biến chứng và kéo dài tuổi thọ, cần tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn, bên cạnh đó là dùng thuốc để đạt được mục tiêu cốt yếu nhất là kiểm soát đường huyết ổn định.

Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Biểu hiện lâm sàng xuất hiện rầm rộ trong đái tháo đường tuýp 1. Bệnh nhân thường đột ngột có các biểu hiện đái nhiều, khát nước, uống nhiều và gày sút rất nhanh và có thể hôn mê.

Người đái tháo đường tuýp 2 chủ yếu được phát hiện ngẫu nhiên khi đi khám sức khoẻ định kỳ, hoặc khi đi khám mắt, hoặc chuẩn bị mổ nên làm xét nghiệm thấy đường máu tăng cao, các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ thiếu insulin, giai đoạn đầu thường không rõ ràng:

- Giảm thể lực chung. 

- Đái nhiều, uống nhiều và giảm cân (mất nước). 

- Ăn kém ngon (thường ở đái tháo đường tuýp 1), đói nhiều (giai đoạn tăng insulin máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2). 

- Dễ bị nhiễm khuẩn da lâu lành, ngứa vùng sinh dục; nhiễm khuẩn tiết niệu; lao phổi… 

- Rối loạn thị lực: nhìn mờ. 

- Chuột rút bắp chân ban đêm. 

- Giảm dục tình, liệt dương, mãn kinh. 

- Ở người già có tình trạng lú lẫn, chóng mặt và ngã (do mất nước). 

- Nhiều bệnh nhân phát hiện ra bệnh trong tình trạng hôn mê tăng đường máu.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội