Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Thể thao với người mắc đái tháo đường

Tập thể thao có thể giúp người đái tháo đường hạn chế nguy cơ biến chứng tim mạch. Tuy nhiên, người bệnh cũng gặp phải nguy hiểm nếu tập luyện quá mức.

chế độ sinh hoạt tập luyện với bệnh nhân tiểu đường


Lợi ích của việc tập thể dục:


Tập luyện thường xuyên làm gia tăng nồng độ HDL (loại cholesterol tốt), gia tăng sự tiêu hao năng lượng, giúp giảm trọng lượng cơ thể ở bệnh nhân béo phì.
Quá trình tập luyện còn giúp tăng hưng phấn, giảm được áp lực bệnh tật và công việc, hạn chế tình trạng stress.

chế độ sinh hoạt tập luyện với bệnh nhân tiểu đường

Tập thể dục đều đặn giúp giảm nồng độ đường trong máu

Tập thể dục đều đặn còn có tác dụng cao hơn đối với người có chế độ ăn với lượng calo vừa phải, nhưng sẽ ít hoặc không có tác dụng nếu bệnh nhân áp dụng chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường với lượng calo thấp (khoảng 600- 800kcal/ngày).

Hoạt động thể lực đều đặn ở người bệnh đái tháo đường có thể giảm nồng độ đường máu cả trong và sau khi tập luyện.

Tập luyện còn giúp cơ thể tăng độ nhạy với insulin máu, do vậy nhu cầu insulin bổ sung hằng ngày có thể được giảm đi. Đây là tác dụng rất quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường týp 2, vì tình trạng giảm độ nhạy với insulin là nguyên nhân chính gây tăng đường huyết ở người bệnh.

Mặt hại của tập luyện với bệnh tiểu đường cần lưu ý

Nếu tập luyện quá mức, không phù hợp với sức khỏe sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường. Đó là cơn hạ đường huyết có thể xuất hiện ngay trong lúc tập hoặc sau khi kết thúc bài tập.

Thậm chí ở một số bệnh nhân đái tháo đường týp 1, nguy cơ này có thể xảy ra muộn, sau thời điểm tập là 6 - 14 giờ, thậm chí là 24 giờ nếu cường độ tập nặng và lâu.

Ngược lại, một số bệnh nhân lại bị tăng đường huyết sau khi tập vài giờ, bệnh nhân đái tháo đường týp 1 có hiện tượng này sẽ bị rơi vào tình trạng nhiễm toan ceton. Triệu chứng thường gặp nhất là hạ đường huyết xảy ra ở bệnh nhân đang điều trị insulin hoặc đang dùng thuốc hạ đường huyết.

Một số bệnh nhân lại do ăn kiêng quá mức làm cho cơ thể không đủ năng lượng hoạt động hoặc do tự ý tăng liều insulin mà không theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Lúc này người bệnh sẽ có các biểu hiện như đói, run tay chân, vã mồ hôi, thậm chí hôn mê...

Các cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim thậm chí là nhồi máu cơ tim cũng có thể xuất hiện. Bên cạnh đó, các biến chứng khác cũng có thể trầm trọng thêm như gây xuất huyết đáy mắt hoặc làm bong võng mạc ở những người đã có biến chứng đáy mắt giai đoạn 3.

Sự tiêu hao năng lượng trong luyện tập làm mất thêm chất đạm qua nước tiểu và làm trầm trọng bệnh lý thận do đái tháo đường gây ra. Đối với những người bị thoái hóa khớp, việc tập luyện quá mức có thể làm tổn thương khớp.
Lời khuyên:

Những nguy cơ xảy ra là do người bệnh tập luyện quá mức sức khỏe của mình, trong số đó có người còn dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hay ăn uống kiêng khem quá mức, dẫn đến cơ thể bị mất sức khi tập luyện. Một số người lại vận dụng một cách quá máy móc các bài tập, không kể lúc khỏe, lúc mệt.

Bài tập phù hợp nhất cho người đái tháo đường là đi bộ hằng ngày, vào buổi sáng và chiều mát, mỗi lần đi khoảng 30 phút. Người bệnh phải chọn giày vải mềm. Trong khi tập luyện nếu thấy dấu hiệu hoa mắt chóng mặt cần ngừng tập ngay lập tức.

thể thao đối với bệnh nhân đái tháo đường

Hằng ngày nên đo đường huyết để có sự điều trị và tập luyện phù hợp.

Những người mới mắc bệnh hay bệnh được kiểm soát tốt cũng không nên tham gia những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức như đá bóng, chạy việt dã, tập tạ...

Bên cạnh tập luyện, người bệnh phải có một chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường phù hợp với bệnh của mình

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến xin gửi về:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Vì sao trẻ em cũng mắc bệnh tiểu đường?

Tiểu đường là một tình trạng bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hooc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể khiến lượng đường trong máu luôn cao. Tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa và có thể gặp ở trẻ em. Gọi là bệnh tiểu đường ở trẻ em.

Tinh bột trong thực phẩm được chuyển hóa thành glucose, biến đổi thành năng lượng chính mà cơ thể chúng ta sử dụng. Quá trình chuyển hóa này xảy ra trong ruột và trong gan của chúng ta.

Insulin và nhiều enzym khác nữa, xúc tác cho quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Các ennzym này do các cơ quan khác nhau trong cơ thể sản xuất ra. Insulin chủ yếu do tuyến tụy tiết ra mà cụ thể là do các tế bào của đảo tụy. Khi đủ insulin, Glucose có trong máu mới được chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Vai trò chính của insulin là giúp di chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể, đặc biệt là đường vào các tế bào của các mô trong cơ thể. Khi lượng đường trong máu tăng lên, các tuyến tụy để tăng tiết insulin nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào beta, đặc biệt các tế bào sản xuất insulin. Trong thời gian dài liên tục từ vài tháng tới một năm, các tế bào beta ngừng hoạt động, chỉ còn một lượng ít tế bào beta, tuyến tụy không thể sản xuất tất cả các insulin mà cơ thể cần dẫn tới bệnh tiểu đường.

trẻ em mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường ở trẻ em thường xảy ra ở độ tuổi nào?

Có hai loại chính là bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Trẻ em và thanh thiếu niên thường mắc tiểu đường tuýp 1, hay còn được gọi là “bệnh tiểu đường vị thành niên”. Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi các tế bào tiểu đảo trong tuyến tụy bị không hoạt động tốt, sản xuất không đủ insulin cung cấp cho cơ thể.

Tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở độ tuổi 5 -12, nhưng có một số trẻ mắc bệnh tiểu đường từ rất sớm.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gây ra bởi tình trạng thừa cân. Trước kia, hầu như tất cả các bệnh nhân tiểu đường loại II đều là người lớn. Ngày nay, không chỉ có người lớn mà nhiều trẻ đang mắc căn bệnh này. Hoạt động quá ít và ăn quá nhiều thức ăn giàu calo hoặc ăn đồ ăn nhanh dễ dàng cho trẻ em để tăng cân.

Trẻ em thừa cân, béo phì, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại II, có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường loại II. Giữ cân nặng phù hợp, chế độ ăn đủ dinh dưỡng, hợp lý, cân đối các thành phần và hoạt động hàng ngày có thể giúp kiềm chế hoặc thậm chí ngăn ngừa căn bệnh này.

Nguyên nhân gây tiểu đường ở trẻ em

- Một phần đó là do các gen đứa trẻ nhận được từ cha mẹ.
- Có trẻ bị mắc bệnh do nhiễm trùng gây ra do virut.
- Một số trường hợp, khi bị nhiễm khuẩn, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ chống lại vi khuẩn. Thay vì chỉ chống lại vi khuẩn, hệ thống miễn dịch đồng thời chống lại cả các tế bào sản xuất insulin trong đảo tụy. Khiến cho chức năng sản xuất insulin của tụy không còn đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.

Biện pháp phòng ngừa tiểu đường ở trẻ em

Để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cho trẻ, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Ăn nhiều loại trái cây tươi và rau quả, các loại hạt, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và các loại ngũ cốc và thực phẩm từ sữa ít chất béo. Uống nước thường xuyên.
- Cung cấp nhiều chất xơ, nó có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
- Tránh ăn thức ăn nhanh và thức ăn làm sẵn hoặc đóng hộp.
- Hạn chế thức ăn có đường và đồ uống để tránh thêm calo gây tăng cân.
- Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày.

Tiểu đường là một bệnh điều trị không phải là đơn giản, dù là tiểu đường tuýp 1 hay là tuýp 2. Điều quan trọng là bản thân người mắc bệnh, hiểu về bệnh, ý thức được những điều cần làm. Nhưng là trẻ nhỏ, thì việc tuân thủ chế độ điều trị càng khó khăn. Các cha mẹ cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin về bệnh, để có kế hoạch chăm sóc cho trẻ chu đáo. Trẻ nhỏ, cha mẹ phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn của trẻ.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến xin gửi về:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao đường huyết lên xuống thất thường?

Tôi mới phát hiện mình bị tiểu đường được 6 tháng, tôi đang điều trị và uống thuốc theo đúng chỉ định nhưng vì sao tôi vẫn cảm thấy đường huyết tôi lên xuống thất thường. Vậy cho tôi hỏi tôi muốn kiểm soát đường huyết tốt thì phải ăn uống và tập luyện như thế nào?

chế độ ăn cho người mắc bệnh tiểu đường

Chế độ ăn cho người mắc bệnh tiểu đường

Trả lời:


Để kiểm soát đường huyết tốt, không chỉ phụ thuộc vào việc bạn uống thuốc phải đều đặn mà chế độ ăn uống và luyện tập là hết sức quan trọng. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển hóa đường glucose trong cơ thể để tránh tình trạng tăng giảm đường huyết đột ngột gây không tốt cho sức khỏe người bệnh. Người bệnh sẽ dễ bị tai biến nếu đường huyết không ổn định. Ăn uống và luyện tập ổn định sẽ ngăn ngừa hoặc trì hoãn tiến triển của bệnh đái tháo đường tuýp 2; đồng thời cải thiện được lipid máu, huyết áp, tim mạch.

dinh dưỡng cho cơ thể

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định đường huyết

Bản chất bị tiểu đường là do đường glucose tăng cao. Hầu như người bệnh nào cũng nghĩ chỉ có giảm bớt đồ ngọt là được nhưng thực chất phải để ý đến khẩu phần ăn nếu có nhiều tinh bột như khoai, các đồ nếp ( xôi, gạo, bún,..), các loại bánh, các loại trái cây dù chua hay ngọt… là những thực phẩm nếu vào trong cơ thể sẽ bị chuyển hóa glucose. Tuy nhiên, để lượng đường trong máu không lên xuống thất thường, người bệnh tiểu đường cần phải tự lên cho mình một thực đơn ăn uống kiêng khem nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất

Ngoài ra, bạn nên duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe theo định kỳ. Kiểm tra mức độ đường huyết thường xuyên, hơn thế nữa, bạn hãy luôn giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan thì bệnh tình mới có thể thuyên giảm được.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến xin gửi về:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Vì sao quả na lại tốt cho bệnh nhân tiểu đường


Na (mãng cầu) là một loại trái cây phổ biến được thu hoạch vào mùa tháng 6 – 7 âm lịch được rất nhiều người ưa thích. Trong quả na có chứa nhiều thành phần chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe. 

Đặc biệt, các nhà khoa học đã nghiên cứu xác định quả na rất có lợi cho bệnh tiểu đường giúp chống lại căn bệnh này rất tốt và cả bệnh ung thư. Chính vì thế vào lúc mùa na đang nổ rộ là lúc người bệnh tiểu đường nên tận dụng sẽ rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. 
Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn na? 

na đặc biệt tốt cho người tiểu đường

Na đặc biệt tốt cho người bệnh tiểu đường

Ăn na đặc biệt tốt cho người bệnh tiểu đường mà người bệnh cần thường xuyên bổ sung. Đó là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng và khoa học đối với những ai mắc phải căn bệnh này. Tuy không có chức năng ổn định đường huyết hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt bằng hạt methi nhưng ăn Na cũng cải thiện khá nhiều đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường. 

Sở dĩ ăn na tốt cho người bệnh tiểu đường là do trong thành phần chất dinh dưỡng từ quả na có chứa hàm lượng lớn các chất Acetogenins có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường và tăng cường hấp thu Glucose, qua đó điều chỉnh cân bằng lượng Glucose trong cơ thể người bệnh. 

Bên cạnh đó, trong quả na có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng gồm protein, chất béo, chất xơ, chất chống oxy hóa, các loại vitamin (nhiều nhất là vitamin C), khoáng chất như kali, magie, chất sắt,… Các chất này không chỉ thiết yếu cho cơ thể mà còn có tác dụng phòng chống bệnh tật hiệu quả, nhất là giúp ích rất nhiều chống lại các tác nhân gây nên bệnh tiểu đường. Trong đó: 

- Vitamin C có trong quả Na giúp kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường tốt hơn cả thuốc điều trị và rất an toàn. Vitamin C cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại sự phát triển của bệnh tật. 

- Magie là khoáng chất có rất nhiều trong quả Na có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất insulin trong cơ thể và giúp điều tiết lượng glucose. 

- Hàm lượng kali có trong cơ thể có tác dụng rất tốt trong các quá trình hoạt động của tế bào trong cơ thể. Không những thế nó còn có mối liên hệ với bệnh tiểu đường. Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ hàm lượng kali sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường. Ngược lại nếu được cung cấp đủ lượng kali sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Nguyên do là kali có thể giúp điều chỉnh và làm ổn định mức độ insulin trong cơ thể, từ đó giúp kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường. 

Với những lợi ích và giá trị như vậy, mọi người nói chung nhất là người bệnh tiểu đường nên thường xuyên bổ sung sẽ rất có lợi cho sức khỏe và ngăn chặn bệnh. Hãy tận dụng nguồn dinh dưỡng và công dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường trong mùa na chín này nhé.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến xin gửi về:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Bệnh tiểu đường có khỏi hẳn không?

Tôi bị bệnh tiểu đường 2 năm nay, lúc đầu có dùng thuốc, 6 tháng nay đã ngưng, đi kiểm tra đường máu bình thường như vậy bệnh tiểu đường của tôi đã hết chưa?

kiểm tra sức khỏe để ổn định đường huyết

Kiểm tra sức khỏe để ổn định đường huyết

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về phòng khám tiểu đường cảu chúng tôi

Trước tiên tôi xin khẳng định với bạn hiện nay chưa có phương pháp nào trị liệu dứt điểm hẳn bệnh tiểu đường mà chỉ giữ cho lượng đường trong máu bình thường, nhằm phòng ngừa xảy ra các biến chứng. Mặc dù không dùng thuốc, đường máu đã ở ngưỡng bình thường, bạn vẫn phải duy trì chế độ ăn kiêng và vận động thể lực hợp lý. Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu lúc đói, lúc no, sau ăn 2 giờ và chỉ số HbA1C mỗi 3 - 6 tháng 1 lần. Đồng thời tầm soát các biến chứng của bệnh. Nếu tất cả đều bình thường thì bệnh tiểu đường của bạn đang ổn định.

Để biết thêm về phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bạn có thể tham khảo tại đây

Chúc bạn sức khỏe tốt!

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến xin gửi về:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Nguy hiểm do biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra

Theo số liệu thống kê người bị bệnh tiểu đường từ 3 năm trở lên, tỷ lệ biến chứng là trên 46%; Người bị tiểu đường từ 5 năm trở lên, tỷ lệ biến chứng là trên 61%; Người bị từ 10 năm trở lên, tỷ lệ xuất hiện biến chứng là trên 98%

biến chứng bệnh tiểu đường
Biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng của bệnh tiểu đường là biến chứng mãn tính thường gặp, là do bệnh tiểu đường chuyển thành, mang lại hậu quả nghiêm trọng tương đương. Các bệnh như bệnh về chân (mụn nhọt chân, đoạn chi), bệnh thận (suy thận, chứng độc niệu), bệnh về mắt (nhìn mờ, mù), bệnh về não (bệnh huyết quản não), bệnh tim, bệnh da liễu, bệnh tình dục…là những biến chứng thường gặp do bệnh tiểu đường gây ra, đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong ở bệnh nhân tiểu đường.
Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết những biến chứng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường:

1.Biến chứng bàn chân do tiểu đường

Do xơ cứng động mạch ở bệnh nhân tiểu đường, đã hình thành những mảng bám, gây tổn thương đến thần kinh các chi, huyết quản dễ bị tắc, mà “chân” xa tim nhất, do đó hiện tượng tắc càng nghiêm trọng, từ đó gây nên phù nề, đen, loét, hoại tử. Hiện nay, thường sử dụng phương pháp cắt bỏ chân, phẫu thuật bắc cầu đối với những bệnh nhân có bệnh về chân do tiểu đường. Do bệnh nhân biến chứng bàn chân do tiểu đường thường có tuổi tác cao, vùng làm phẫu thuật rộng, vết thương sẽ khó lành, rất dễ bị viêm nhiễm và tái phát. Bệnh nhân sau khi cắt cụt chi, tỷ lệ tử vong trong vòng 2 năm là 51%, tỷ lệ cắt cụt chi cả hai bên hơn 50%. Do đó, điều trị biến chứng bàn chân do tiểu đường bằng phương pháp truyền thống vô cùng nguy hiểm, nhiều bệnh nhân sau khi bị căn bệnh này, rất dễ mất đi lòng tin đối với cuộc sống. Nếu sử dụng phương pháp cấy ghép tế bào gốc tiến tiến nhất hiện nay thì không cần phải phẫu thuật, giảm đau đớn, không có tác dụng phụ, tính an toàn cao, hiệu quả tốt.

2.Biến chứng bệnh thận do tiểu đường

Bệnh thận do tiểu đường là một trong những biến chứng chủ yếu của bệnh tiểu đường, là một bệnh nguy hại vô cùng nghiêm trọng của bệnh nhân tiểu đường. Bệnh biến có thể liên quan đến huyết quản thận, tiểu quản thận và trung mô. Những tổn thương về thận thường gặp là chứng xơ hóa cầu thận do tiểu đường, chứng xơ cứng động mạch nhỏ, viêm thận, viêm bể thận, hoại tử nhú thận, protein niệu…Trong đó chứng xơ hóa cầu thận do tiểu đường là biến chứng bệnh thận đặc trưng của bệnh tiểu đường, trên lâm sàng thường gọi là bệnh thận đái tháo đường. Bệnh thận đái tháo đường là một nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường. Có người thống kê, trong những bệnh nhân tiểu đường trung niên, tỷ lệ phát bệnh ở bệnh nhân bệnh thận đái tháo đường là 20%, ở bệnh nhân lớn tuổi là 65%.

3. Biến chứng về mắt ở bệnh nhân đái tháo đường

Những biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường có 7 loại thường gặp: bệnh lý võng mạc do tiểu đường, bệnh lý biểu mô sắc tố võng mạc do tiểu đường, đục thủy tinh thể do tiểu đường, thay đổi thần kinh thị giác do tiểu đường, tăng nhãn áp do tiểu đường, thay đổi tật khúc xạ do tiểu đường. Trong đó bệnh lý võng mạc do tiểu đường là thường gặp nhất, nó là nguyên nhân quan trọng dẫn đến mù do bệnh tiểu đường, cũng là nguy hại lớn nhất của bệnh tiểu đường, tiếp theo là đục thủy tinh thể do tiểu đường, đây cũng là biến chứng thường gặp nhất ảnh hưởng đến thị lực của bệnh tiểu đường.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến xin gửi về:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Website: luongynguyenthikimdoan.com - Email: luongynguyenthikimdoan@gmail.com

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Bệnh đái tháo đường và các vấn đề về răng miệng


Có gần 21 triệu người Mỹ mắc bệnh đái tháo đường, nhiều người có thể rất ngạc nhiên khi biết về các biến chứng phức tạp gắn liền với bệnh này. Nghiên cứu chỉ ra rằng có sự gia tăng đáng kể bệnh về nướu/lợi ở những người bị bệnh đái tháo đường, thêm vào đó bệnh nha chu nặng được đưa vào danh sách những biến chứng đi kèm với bệnh đái tháo đường như đau tim, đột quỵ và bệnh về thận.

răng miệng với bệnh tiểu đường

Hình minh họa. internet

Có sự tác động qua lại hai chiều? 

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh nha chu nặng và đái tháo đường là mối liên hệ 2 chiều. Không chỉ những người bị đái tháo đường dễ bị mắc bệnh nha chu nặng, mà những người bị bệnh nha chu nặng cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến kiểm soát đường huyết và làm bệnh đái tháo đường tiến triển nặng hơn . Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị đái tháo đường thì có nguy cơ có các vấn đề sức khỏe răng miệng cao hơn, như viêm nướu/lợi (giai đoạn đầu của bệnh nha chu) và viêm nha chu (bệnh viêm nướu/lợi nặng). Những người bị đái tháo đường có nguy cơ cao về bệnh viêm nướu/lợi nặng bởi họ dễ bị nhiễm khuẩn và giảm khả năng đề kháng vi khuẩn tấn công vào nướu. 

Báo cáo của Khoa Phẫu Thuật Sức Khỏe Răng Miệng nhận định rằng sức khỏe răng miệng tốt cần thiết cho sức khỏe toàn thân. Vì vậy hãy chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa đúng cách và đến nha sĩ khám răng định kỳ. 

Nếu tôi mắc bệnh đái tháo đường, tôi có nguy cơ bi các vấn đề răng miệng? 

Nếu đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt, bạn càng có nguy cơ phát triển bệnh viêm nướu/lợi nặng và nguy cơ mất răng cao hơn những người không bị đái tháo đường. Tương tự như các trường hợp nhiễm khuẩn, bệnh viêm nướu/lợi nặng có thể là yếu tố nguyên nhân làm tăng đường huyết và làm cho bệnh đái tháo đường trở nên khó kiểm soát hơn. 

Những vấn đề răng miệng khác đi kèm với đái tháo đường bao gồm: nấm miệng, là sự nhiễm và phát triển của nấm trong miệng, và khô miệng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau, loét, nhiễm trùng và sâu răng. 

Cách nào giúp tránh những vấn đề răng miệng liên quan đến đái tháo đường? 

Đầu tiên là kiểm soát mức đường huyết. Sau đó, thực hiện chăm sóc răng và nướu/lợi, cùng với kiểm ra răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng. Để kiểm soát viêm nhiễm nấm miệng hãy duy trì tốt sự kiểm soát đái tháo đường, tránh hút thuốc và tháo rửa răng giả (nếu có) mỗi ngày. Kiểm soát đường huyết tốt còn giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt khô miệng gây bởi đái tháo đường. 

Tôi được gì khi đi khám răng? Tôi có nên báo cho nha sĩ là tôi bi đái tháo đường không? 

Những người bị đái tháo đường có những nhu cầu đặc biệt và nha sĩ được trang bị để đáp ứng nhu cầu của họ – với sự hợp tác từ phía họ. Hãy thông báo cho nha sĩ của bạn biết bất cứ sự thay đổi nào trong tình trạng bệnh và bất cứ loại thuốc nào bạn đang uống. Bất cứ điều trị nha khoa nào không khẩn cấp phải hoãn lại nếu đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt.


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Bệnh tiểu đường có ăn được bột sắn không?

Em rất thích ăn bột sắn nhưng chồng em bảo em phải kiêng ăn bột sắn vì em bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, anh ấy bảo bột sắn chứa nhiều tinh bột, dễ tăng đường huyết. Vậy bác sĩ cho em hỏi có phải là ăn bột sắn sẽ tăng đường huyết ko ạ?


bột sắn

Bột sắn

Trả lời:

Xuất phát từ cơ chế và nguyên nhân gây bệnh tiểu đường, bệnh nhân nên đưa ra cho mình một thực đơn phù hợp và tốt cho sức khoẻ. Những thực phẩm chứa ít đường và tinh bột là những loại thực phẩm nên sử dụng. Chúng giúp cho lượng đường trong máu sau khi ăn không tăng cao. Vậy bị tiểu đường ăn bột sắn có được không?

Về cơ bản, đường glucose trong cơ thể được chuyển hoá từ tinh bột thông qua quá trình tiêu hoá và biến đổi thức ăn. Đường được thẩm thấu qua thành ruột vào máu và đi khắp cơ thể. Vì thế, bác sĩ khuyên bệnh nhân tiểu đường không nên sử dụng những loại thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột.

Bột sắn được kết xuất từ củ, sau khi nghiền, lọc lấy tinh bột, phơi khô. Một tin vui với người bị bệnh tiểu đường do sắn dây không chứa nhiều đường, tính hàn nên không gây hại khi sử dụng. Người bị tiểu đường có thể sử dụng bột sắn để nấu cháo. Món ăn này không chỉ có tác dụng chữa bệnh tiểu đường mà còn rất tốt cho bệnh nhân bệnh mạch vành, bệnh tăng huyết áp, bệnh tiêu chảy,…



Bị tiểu đường có thể sử dụng bột sắn

Những công dụng chữa bệnh khác của bột sắn

Tuy bột sắn dây có thể ăn sống hoặc nấu chín, nhưng uống sống vẫn tốt hơn. Trẻ nhỏ bị táo bón uống sắn dây là khỏe ngay, thai phụ sanh con trắng da, dài tóc cũng nhờ uống sắn dây. Tuy nhiên, nếu kết hợp sắn dây và mật ong sẽ gây tử vong. Nhiều người cho rằng, uống nhiều sắn dây sinh “mát” để nhột bụng. Thực tế, nếu dùng sắn dây đúng cách công dụng về sức khỏe càng được nâng cao.

Nước giải khát từ bột sắn dây sống hòa tan trong nước chín để nguội, thêm chút nước cốt chanh tươi và đường thô nguyên chất như đường thốt nốt, đường nâu hoặc đường đen không gì tuyệt cho bằng. Muốn giải khát “mọi lúc mọi nơi”, chỉ cần hòa tan bột sắn dây với phần nạc của ô mai thực dưỡng, có bán tại các hiệu thuốc Bắc, trong nước lạnh để nấu sôi cho đến khi bột chín, sau đó cho vào bình thủy để uống dần trong ngày. Món ăn này giải khát mà giải sốt cũng rất tốt.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến xin gửi về:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội





Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Điều trị bệnh tiểu đường type 2 qua chế độ luyện tập

Người bị tiểu đường type 2 nên chú ý đến chế độ tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.

chế độ luyện tập cho người tiểu đường type 2

Chế độ tập luyện cho người tiểu đường type 2

a/ Ích lợi:

Hoạt động thể lực, tập thể dục đều đặn là một việc cần và tốt cho mọi người, đặc biệt cần thiết cho người mắc bệnh Đái tháo đường.
Hoạt động thể lực làm cơ thể tiêu thụ glucose dễ dàng, do đó làm giảm lượng glucose máu và vì vậy có thể làm giảm liều thuốc hạ đường máu.
Cải thiện tình trạng hoạt động của các cơ quan, nâng cao tình trạng sức khỏe của toàn cơ thể. Luyện tập đúng và khoa học làm cho tinh thần hoạt bát, nhanh nhẹn, sảng khoái, làm tăng sức đề kháng với các stress.
Tăng tiêu thụ năng lượng, làm giảm nguy cơ béo phì.
Có lao động thì người bệnh Đái tháo đường (hay còn gọi là bệnh tiểu đường) không bị mặc cảm là người không có ích cho xã hội. Lao động còn là nguồn cung cấp tài chính phục vụ cho công tác điều trị, cải thiện đời sống cho bản thân, tích lũy cần thiết cho tương lai.

b/ Nguyên tắc: 

luyện tập từ từ và thích hợp

Tập luyện từ từ và thích hợp

Luyện tập từ từ và thích hợp.
Nên xin ý kiến của thầy thuốc về mức độ và thời gian luyện tập.
Phải đề phòng hạ đường máu khi tập.
Không tham gia luyện tập khi đang mắc những bệnh cấp tính, lượng glucose máu quá cao, ceton máu tăng cao nhiều lần, ceton niệu dương tính nặng.

c/ Một ví dụ về mô hình luyện tập (từ thấp đến cao) cho bệnh nhân tiểu đường typ 2:

Giảm xem tivi, giảm chơi trên máy vi tính, nghỉ trưa < 30 phút/ ngày.
Hàng ngày: đi bộ với khoảng cách tăng dần, lên xuống cầu thang nhiều lần trong ngày, làm việc nhiều ở ngoài vườn.
Từ 3 – 5 lần trong 1 tuần: tập luyện trong 20 phút mỗi lần: đi bộ nhanh, chạy chậm, đi xe đạp. Chơi các trò chơi vận động 30phút/lần: bóng bàn, bóng rổ, tennis, nhảy múa.
Từ 2 – 3 lần trong tuần: luyện tập thư giãn: tập thể dục nhẹ, chơi thể thao. Luyện tập cơ thể mềm dẻo: tập các động tác có cúi đầu, uốn mình, nâng tạ nhẹ.

Dựa trên mô hình luyện tập này, tùy hoàn cảnh mỗi người bệnh mà áp dụng cho phù hợp, trong đó đi bộ là hình thức tập luyện đơn giản, dễ thực hiện mà hiệu quả đối với tất cả mọi người. Các luyện tập khác nên xin ý kiến của thầy thuốc.


Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến xin gửi về:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Bệnh nhân tiểu đường cần phải đến ngay bệnh viện khi có những triệu chứng sau

Cơ thể bạn đang có các dấu hiệu nguy hiểm như khó thở, đau ngực, sốt… trong khi bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Hãy đến bệnh viện ngay nhé vì đây là các triệu chứng cho thấy căn bệnh của bạn đang có xu hướng trở nặng.

hãy vào viện nếu có triệu chứng khó thở đau ngực sốt

Hãy vào viên nếu có triệu chứng khó thở, đau ngực, sốt

Bệnh tiểu đường tuy rất nguy hiểm và dễ gây ra biến chứng nhưng bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục cuộc sống và tự điều trị bệnh tiểu đường ngay tại nhà. Tuy nhiên khi gặp các tình huống xấu chứng tỏ bệnh đang có xu hướng trở nặng thì người bệnh cần đến ngay bệnh viện để các bác sĩ điều trị giúp kiểm soát lại tình hình. Bài viết này xin liệt kê một vài trường hợp mà bệnh nhân cần thiết phải tới bệnh viện tái khám ngay.

Khi lâm vào các tình huống sau, bạn nhất định phải trao đổi với bác sĩ, thậm chí đi nằm viện:

- Cơ thể ốm yếu kèm theo tình trạng sốt cao kéo dài vài ngày vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm
- Bệnh nhân có biểu hiện nôn mửa và đi ngoài nhiều lần sau 6 giờ vẫn không thấy tình hình khá hơn.
- Có nhiều thể ceton được thải ra trong nước tiểu người bệnh.Ceton thường được tìm thấy trong nước tiểu khi một người không ăn trong 18 giờ hoặc lâu hơn. Điều này có thể xảy ra khi một người bị bệnh và không thể ăn hoặc ói mửa trong vài ngày.- Người bệnh vẫn tiêm insulin đều đặn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nhưng đường máu vẫn > 15mmol/l ( hoặc > 240 mg/dl)
- Nếu bạn chỉ dùng thuốc viên hạ đường huyết: đường máu cũng tăng trên 15mmol/l (hoặc >240mg/dl) suốt 24 giờ.- Có các biểu hiện mất nước nguy hiểm: khó thở, hơi thở có mùi hoa quả chín, đau ngực, khô nứt môi và lưỡi, tiểu rất ít.


Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến xin gửi về:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường tuýp 3

Bệnh tiểu đường type 3 là căn bệnh mới được các nhà khoa học phát hiện và chính thức được công nhận vào năm 2005. Theo đó thì đây là căn bệnh gây thiếu insulin ở não nên căn bệnh này còn được gọi là bệnh tiểu đường não.

tiểu đường tuýp 3

Tiểu đường type 3

Trước hết bạn cần biết bệnh tiểu đường tuýp 3 là gì ?

Bình thường não của chúng ta có thể hình thành được những ký ức mới hay không là nhờ có insulin ở trong não. Một khi não không sản xuất đủ insullin hoặc có sự kháng insulin trong não thì nó không thể thực hiện được chức năng quan trọng này và khiến con người bị mất trí nhớ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường type 3 hay còn gọi là bệnh tiểu đường não. Nếu chưa từng bị bệnh tiểu đường thì bạn và người thân hoàn toàn có thể yên tâm khi biết thông tìn rằng trong thực tế, bệnh đái tháo đường 3 chỉ xảy ra ở những người đã mắc một trong hai loại bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.

tiểu đường tuýp 3 có thể gây mất trí nhớ

Bệnh tiểu đường type 3 được gọi là bệnh tiểu đường não có thể làm mất trí nhớ

Biểu hiện của căn bệnh này là gì?

- Về các thuốc chữa bệnh tiểu đường :Bạn sẽ được dùng các thuốc như liều thường xuyên của insulin và rosiglitazone nhạy cảm insulin nhằm bảo vệ các tế bào não giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm lãi tiến trình mất trí nhớ .
- Bên cạnh đó các loại thuốc hạ lipid máu được sử dụng để chống lại cholesterol cao có hiệu quả trong điều trị đái tháo đường 3.
- Bạn cũng luôn luôn được khuyên phải giữ cho cân nặng của cơ thể ở mức cân đối bởi béo phì là một nguy cơ rất cao cho mọi loại bệnh tiểu đường. Tập thể dục đều đặn ít nhất 3 lần mỗi tuần kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất để để làm được việc này.

luyện tập thể dục thường xuyên

Nên tập thể dục thường xuyên 3 lần trên 1 tuần

Bên cạnh những triệu chứng bệnh tiểu đường thường gặp ở bất kỳ loại tiểu đường nào như đường máu tăng cao, bệnh nhân bị sút cân trầm trọng.. thì bạn cần biết một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường type 3 dưới đây:

- Bệnh nhân thường bị lú lẫn, hay nhầm lẫn không thể nhận biết phân biệt được mọi việc.
- Một biểu hiện khá nặng nề là bệnh nhân bị mất trí nhớ do não không có đủ insulin để hình thành ký ức mới.
Các dấu hiệu của loại tiểu đường này rất giống với căn bệnh alzzheimer vì vậy khi bắt gặp 2 biểu hiện nhầm lẫn và mất trí nhớ tốt nhất bạn nên di chụp MRI để xác định chính xác bệnh.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến xin gửi về:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội



Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Bằng lăng tím và bài thuốc trị bệnh tiểu đường kỳ diệu

Không chỉ là một loài hoa đẹp bằng lăng tím còn là vị thuốc quan trọng trong điều trị tiểu đường giúp hạ đường huyết hiệu quả.

hoa bằng lăng tím chữa tiểu đường hiệu quả

Hoa bằng lăng tím chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Không như những loài hoa đơn thuần khác hoa bằng lăng còn được biết đến với cái tên thân thuộc "vị cứu tinh của người nghèo". Hoa dùng để chữa bệnh tiểu đường và đạt hiệu quả rất cao cứu sống hàng nghìn người bị bệnh tiểu đường.

Công dụng chữa bệnh tiểu đường của cây bằng lăng

Hoa bằng lăng là loại cây lâu năm, có hoa màu tím rất đẹp nở vào mùa thu, thường được trồng ở đường phố làm cảnh. Cây bằng lăng còn được dùng như một vị thuốc dân gian để chữa trị nhiều căn bệnh, nhất là bệnh tiểu đường hiệu quả cao và an toàn. Tất cả các bộ phận của cây đều được dùng để chữa bệnh với dược tính và công như sau:

hoa bằng lăng giúp hạ đường huyết

Hoa bằng lăng giúp hạ đường huyết

- Vỏ cây và lá: dùng để hãm với nước uống chữa bệnh tiêu chảy, hoa cũng dùng để chữa tiêu chảy đồng thời có tác dụng lợi tiểu rất có ích đối với người có bệnh về bàng quang.

- Quả bằng lăng: được dùng đắp ngoài trị viêm loét miệng. Hạt có tác dụng an thần, gây ngủ. Vỏ cây còn có tác dụng như thuốc nhuận tràng tự nhiên chữa bệnh táo bón.

Về công dụng chữa bệnh tiểu đường, mọi người thường dùng lá cây hãm nước uống thay trà để chữa bệnh. Công dụng chữa bệnh tiểu đường của lá cây bằng lăng cũng đã được các nghiên cứu hiện đại chứng minh. Đó là trong thành phần của lá cây có chứa nhiều acid corosolic có tác dụng làm giảm đường huyết khi nó vượt quá mức cho phép tương tự như tác dụng của insulin. Phân tích ra cứ mỗi 20g lá và quả khô trong 100 cc nước có tác dụng tương đương với 6 – 7,7 đơn vị insulin.

Cũng theo nghiên cứu, không chỉ là và quả mà cả hoa của cây cũng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường như có hiệu lực ít hơn. Người bệnh tiểu đường nên dùng lá già để chữa bệnh sẽ có hiệu quả hơn lá non.

Bài thuốc chữa tiểu đường từ hoa bằng lăng

Mỗi ngày, người bệnh dùng lá già và quả khô của cây bằng lăng mỗi thứ 50g đem đun sôi với khoảng nửa lít nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày có tác dụng phòng và chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, nhất là bệnh tiểu đường type 2.

bằng lăng giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Băng lăng giúp điều trị tiểu đường hiệu quả

Công dụng khác từ hoa bằng lăng 

- Chữa béo phì, thừa cân – nguyên nhân gây bệnh tiểu đường: chất có trong lá cây bằng lăng có thể ngăn cản sự dồn đọng carbonhydrate đồng thời làm giảm sự hình thành mỡ. Theo các nhà khoa học, những bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể giảm 1 đến 2kg mỗi tuần nhờ sử dụng chiết xuất lá bằng lăng.

- Chữa bệnh gout: các nhà khoa học đã chứng minh chất valoneic acid dilactone (VAD) dùng để chữa bệnh gout còn tốt hơn thuốc. Chất này có khả năng ức chế xanthine oxidase làm giảm acid uric trong bệnh gout. 

- Bệnh đường tiết niệu: Lá bằng lăng chứa các thành phần kháng khuẩn, lợi tiểu rất tốt đối với người mắc bệnh đường tiết niệu, giúp phòng ngừa, chữa trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Sử dụng lá bằng lăng già đun sôi trong nước và uống thay trà để có tác dụng này

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến xin gửi về:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội




Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Tiểu đường type 1 ở trẻ em

Dù nguyên nhân nào, khi các tế bào islet bị phá hủy, sẽ có ít hoặc không có insulin. Thông thường, hormone insulin sẽ giúp glucose vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ bắp và các mô.

tieu-duong-tre-em

Tiểu đường trẻ em

Định nghĩa

Tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em là một tình trạng mà trong đó tuyến tụy không còn sản xuất ra insulin trẻ cần để tồn tại, và cần phải thay thế insulin bị mất bằng cách sử dụng insulin. Đây là loại bệnh tiểu đường được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin.

Việc biết chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể bị áp đảo lúc đầu. Tùy thuộc vào tuổi tác - phải học cách tiêm thuốc, chế độ ăn và theo dõi lượng đường trong máu.

Mặc dù bệnh tiểu đường tuýp 1 đòi hỏi phải chăm sóc phù hợp, tiến bộ trong việc theo dõi lượng đường trong máu và insulin đã cải thiện việc quản lý hàng ngày bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em. Với điều trị thích hợp, trẻ em bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể sống lâu, sống khỏe mạnh.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 đối với trẻ nhỏ

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em thường phát triển nhanh chóng, trong khoảng thời gian tuần:

Tăng sự khát nước và đi tiểu thường xuyên. Khi lượng đường vượt quá tích tụ trong máu của trẻ em, chất lỏng được kéo từ các mô. Điều này có thể khát nước. Kết quả có thể uống và đi tiểu - nhiều hơn bình thường.

lúc nào cũng đói và cảm giác thèm ăn

Lúc nào cũng đói và cảm giác thèm ăn

Rất đói. Nếu không có đủ insulin để di chuyển đường vào các tế bào, cơ bắp và các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.

Sự mất trọng lượng. Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, có thể giảm cân - đôi khi rất nhanh. Nếu không có nguồn cung cấp năng lượng đường, các mô cơ chỉ đơn giản là giảm chất béo. Giảm cân không rõ nguyên nhân thường là triệu chứng đầu tiên được chú ý.

Mệt mỏi. Nếu đang bị tước đoạt đường cho các tế bào, có thể trở nên mệt mỏi và hôn mê.

Khó chịu hoặc hành vi bất thường. Trẻ em bị bệnh tiểu đường tuýp 1 không được chẩn đoán đột nhiên có vẻ ủ rũ hoặc dễ cáu kỉnh.

mờ mắt là dấu hiệu tiểu đường ở trẻ nhỏ

Mờ mắt là dấu hiệu bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ

Mờ mắt. Nếu đường máu quá cao, chất lỏng có thể được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ.

Nhiễm nấm. Nhiễm nấm sinh dục có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường type 1 ở một bé gái.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể là một nhiễm trùng là nguyên nhân gây phát ban vùng tã nghiêm trọng, da nổi mẩn đỏ và mụn nước. Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, thờ ơ và đau bụng cũng có thể cho thấy bệnh tiểu đường tuýp 1.

Nói chuyện với bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 - tăng sự khát nước và đi tiểu thường xuyên, đói cùng cực, giảm cân, mờ mắt hay mệt mỏi.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến xin gửi về:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội





Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Hạt methi giúp hạ đường huyết và làm tăng sự hấp thụ insulin cho cơ thể

Hạt Methi là một trong số ít loại thảo dược được WHO công nhận có hoạt tính giúp hạ mức đường trong máu và tăng số lượng thụ thể cho insulin.

hạt methi chữa bệnh tiểu đường

Hạt methi chữa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khi cơ thể thiếu hụt insulin hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin đã không thể vận chuyển được chất đường glucose trong máu đi đến các tế bào, dẫn tới lượng đường trong máu sẽ tăng cao và sinh ra bệnh tiểu đường. Trong phạm vi bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về công dụng của hạt methi trong điều trị chữa bệnh tiểu đường.

Hạt methi chữa bệnh tiểu đường

Tổ chức Y tế thế giới cũng công nhận những hoạt chất có trong hạt methi không những làm hạ đường huyết ở người tiểu đường type 2 mà còn làm giảm những triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều lần, suy yếu và sụt cân.

Trong hạt methi có chứa axit amin 4-hydroxy-isoleucin kích thích sự tiết insulin do đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngoài ra còn có nhiều galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu. Như vậy hạt methi được công nhận rất hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường cả hai type 1 và 2.
Ngoài hai chất kể trên, hạt methi còn chứa nhiều vitamin và khoáng tố vi lượng góp phần tăng cường hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp bổ sung dưỡng chất, chống oxy hóa tế bào. Ngoài ra, galactomannan còn là chất xơ hòa tan tự nhiên giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, cải thiện hệ tuần hoàn và làm giảm cholesterol trong máu.

Hạt methi được công nhận là có tác dụng chữa bệnh tiểu đường

Hạt methi được công nhận là có tác dụng chữa bệnh tiểu đường.

Cơ chế tác động của hạt methi chữa bệnh tiểu đường.

Đầu tiên hạt methi chữa bệnh tiểu đường có thể làm chậm quá trình hấp thụ của carbon. Sau đó, nó có thể ảnh hưởng làm ức chế quá trình vận chuyển glucose. Cuối cùng và quan trọng của hạt methi chữa bệnh tiểu đường là nó giúp trì hoãn quá trình trống rỗng dạ dày.
Một hiệu ứng của hạt Methi chữa bệnh tiểu đường là làm tăng số lượng thụ thể cho insulin trong các tế bào hồng cầu.Và mặt khác nó giúp các mô ngoại vi của bạn có thể sử dụng được các glucose.

Cách dùng hạt methi chữa bệnh tiểu đường.

- Dùng dạng bột: uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần một muỗng nhỏ (loại muỗng cà phê khoảng 5g) bột hạt hòa trong nước hoặc sữa.
- Dùng dạng hạt đã được rang sơ cho thơm: nhai ngày hai lần, mỗi lần hai muỗng nhỏ.
- Dùng dạng hạt ngâm: mỗi tối lấy 1-2 muỗng hạt chưa rang đem ngâm trong một cốc nước lạnh đến sáng dậy uống hết nước trong cốc và có thể nhai nuốt luôn xác.
- Nấu cháo giống như nấu cháo đậu ăn sáng cũng rất tốt.


Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến xin gửi về:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Não nhanh già vì bệnh tiểu đường type 2

Các nhà nghiên cứu trường Đại học Y khoa Perleman (Philadelphia, Mỹ) đã sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) đối với 614 tình nguyện viên bị tiểu đường tuýp 2 với thời gian mắc bệnh trung bình 10 năm.

não nhanh già vì bệnh tiểu đường type 3

Não nhanh già vì bệnh tiểu đường type 2

Kết quả quét não cho thấy, thời gian mắc tiểu đường càng lâu, khối lượng não càng bị mất đi nhiều. Đặc biệt là ở vùng chất xám trong não liên quan tới hoạt động kiểm soát cơ bắp, trí nhớ, khả năng thị giác và thính giác, lời nói, khả năng ra quyết định và tự kiểm soát... Những người mắc tiểu đường khoảng 10 năm có não già hơn 2 tuổi so với não người bình thường cùng tuổi.

Các chuyên gia cho biết, bệnh tiểu đường không chỉ gây tổn hại tới mạch máu, mà còn khiến tế bào não lão hóa nhanh, khối lượng não thu nhỏ, từ đó người bệnh bị suy giảm trí nhớ.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến xin gửi về:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội



Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Bí ngô - Bài thuốc đơn giản chữa bệnh tiểu đường.

Bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường.

Nói tới bí ngô, nhiều người cho rằng đây là một loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh bột và nên tránh đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đây chỉ là lời “phỏng đoán” mơ hồ và thiếu kiến thức về loại thực phẩm này. Theo những kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân tại sao bí ngô hoàn toàn “vô hại” đối với bệnh nhân tiểu đường.

- Chỉ số đường huyết trong thực phẩm (chỉ số GI): Đây là một chỉ số dùng để đo mức độ đường chứa trong mỗi loại thực phẩm có tác dụng làm tăng mức độ đường trong máu của bạn. Những loại thực phẩm có chỉ số GI cao như: khoai tây, khoai lang, gạo…, đây là những loại thực phẩm bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn. Mặc dù bí ngô chứa nhiều tinh bột, nhưng chỉ số đường huyết của nó rất thấp.
- Ngăn ngừa và điều trị tiểu đường: Bí ngô có tác dụng làm hạ độ đường huyết trong máu của bạn, vì vậy giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bí ngô còn có tác dụng ngăn ngừa khả năng phát triển thành mãn tính của những người đã bị bệnh tiểu đường. Do đó, đây quả thực là một “bài thuốc” dân gian hữu ích đối với những bệnh nhân tiểu đường.


bí ngô là loại thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường

Bí ngô là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ bí ngô. Tuy nhiên, không phải tất cả những món ăn được chế biến từ bí ngô đều tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chẳng hạn như, bánh bí ngô hoàn toàn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng mứt bí ngô thì không.

Do đó, nếu bạn là một bệnh nhân tiểu đường và mong muốn “bài thuốc” dân gian này sẽ có thể hạn chế sự phát triển của bệnh, xa hơn là giúp bạn chữa khỏi căn bệnh tiểu đường này, bạn cần lưu ý một số điểm trong cách chế biến bí ngô như sau:

- Sử dụng kèm những loại gia vị có lợi cho bệnh nhân tiểu đường: Nếu là bánh bí ngô, bạn có thể thêm vào đó quế hoặc hạt nhục đậu khấu. Và hãy nhớ, đừng bỏ thêm ớt bột vào, nếu bạn không muốn bài thuốc này hoàn toàn mất tác dụng.

- Không nấu với đường: Bí ngô được coi là thực phẩm thay thể đường đối với những bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, hãy luôn luôn nhớ, đừng bao giờ cho đường vào các món ăn được chế biến từ bí ngô.
- Không nấu với dầu ăn: Nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí ngô có nghĩa là bạn đang làm giảm những dưỡng chất của chúng. Vì vậy, thay vào rán hoặc xào bí ngô, bạn nên chế biến chúng theo phương pháp nướng hoặc hấp.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi ý kiến xin gửi về:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội