Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Niềm hy vọng mới của bệnh nhân tiểu đường

Quả óc chó giàu axít béo omega-3, protein, hydracarbonate và vitamin A, B, kẽm C, E, K, carotene, lactoflavin, thiamine, nicotinic acid, canxi, phosphor, sắt,, kalium, magnesium, đồng, coban, selen và iốt. 

 

Quả óc chó niềm hy vọng mới của bệnh nhân tiểu đường
Với tất cả những lợi ích mà quả óc chó mang lại, nó xứng đáng với ngôi vị “ vua sức khỏe” trong các loại nguyên liệu. Bệnh tiểu đường đang là căn bệnh đứng thứ 3 gây tử vong và chúng ta làm gì để hạn chế sự phát triển căn bệnh này. Quả óc chó có thật sự tốt cho bệnh tiểu đường không và tốt như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh tiểu đường là căn bệnh hiểm nghèo và hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này. Và một khi đã mắc phải căn bệnh này thì chỉ còn một cách là sống chung với bệnh cả đời. Bệnh tiểu đường không những gây nguy hiểm cho người bệnh mà còn liên quan đến nhiều vấn đề như: là gánh nặng cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng kinh tế gia đình.

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể kiểm soát được bệnh bằng cách bổ sung thêm quả óc chó trong chế độ ăn uống hằng ngày của mình.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Wollongong (Úc) đã khẳng định điều này sau khi khảo sát ở 50 người bị thừa cân mắc bệnh tiểu đường, theo hãng tin New Kerala. “Chế độ ăn ít chất béo là tốt nhưng cuộc nghiên cứu này cho thấy thêm những thực phẩm chính cung cấp loại chất béo hợp lý – trong trường hợp này là quả óc chó – cũng rất quan trọng”, trưởng nhóm nghiên cứu Linda Tapsell nói.

Các chuyên gia nhận thấy nhóm bổ sung 30g quả óc chó ngày có nhiều chất béo tốt trong chế độ ăn của mình hơn nhóm chỉ dùng chế độ ăn ít chất béo. Ở nhóm dùng quả óc chó, nồng độ insulin cải thiện đáng kể và điều này có thể là nhờ sự hiện diện của chất béo tốt trong chế độ ăn uống. Insulin có tác dụng khống chế lượng đường trong máu, qua đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Nó không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường mà còn giúp tạo ra insulin, một loại chất mà các bệnh nhân tiểu đường không có. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao, vì vậy mà qua oc cho rất tốt với bệnh nhân tiểu đường.

Trước đó, các chuyên gia tại Đại học California Los Angeles cũng phát hiện những người đàn ông trẻ tuổi ăn quả óc chó mỗi ngày có tác dụng làm tăng số lượng tinh trùng và tăng cường khả năng sinh sản. Nghiên cứu này được đưa ra ngay sau khi một nghiên cứu của Đại học bang Louisiana cho thấy ăn các loại hạt có thể làm giảm nguy cơ béo phì. 
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

 

Vì sao quả na lại tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Na (mãng cầu) là một loại trái cây phổ biến được thu hoạch vào mùa tháng 6 – 7 âm lịch được rất nhiều người ưa thích. Trong quả na có chứa nhiều thành phần chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe. 
Đặc biệt, các nhà khoa học đã nghiên cứu xác định quả na rất có lợi cho bệnh tiểu đường giúp chống lại căn bệnh này rất tốt và cả bệnh ung thư. Chính vì thế vào lúc mùa na đang nổ rộ là lúc người bệnh tiểu đường nên tận dụng sẽ rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn na?
Na đặc biệt tốt cho người bệnh tiểu đường

Ăn na đặc biệt tốt cho người bệnh tiểu đường mà người bệnh cần thường xuyên bổ sung. Đó là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng và khoa học đối với những ai mắc phải căn bệnh này. Tuy không có chức năng ổn định đường huyết hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt bằng hạt methi nhưng ăn Na cũng cải thiện khá nhiều đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.

Sở dĩ ăn na tốt cho người bệnh tiểu đường là do trong thành phần chất dinh dưỡng từ quả na có chứa hàm lượng lớn các chất Acetogenins có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường và tăng cường hấp thu Glucose, qua đó điều chỉnh cân bằng lượng Glucose trong cơ thể người bệnh.

Bên cạnh đó, trong quả na có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng gồm protein, chất béo, chất xơ, chất chống oxy hóa, các loại vitamin (nhiều nhất là vitamin C), khoáng chất như kali, magie, chất sắt,… Các chất này không chỉ thiết yếu cho cơ thể mà còn có tác dụng phòng chống bệnh tật hiệu quả, nhất là giúp ích rất nhiều chống lại các tác nhân gây nên bệnh tiểu đường. Trong đó:

- Vitamin C có trong quả Na giúp kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường tốt hơn cả thuốc điều trị và rất an toàn. Vitamin C cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại sự phát triển của bệnh tật.

- Magie là khoáng chất có rất nhiều trong quả Na có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất insulin trong cơ thể và giúp điều tiết lượng glucose.

- Hàm lượng kali có trong cơ thể có tác dụng rất tốt trong các quá trình hoạt động của tế bào trong cơ thể. Không những thế nó còn có mối liên hệ với bệnh tiểu đường. Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ hàm lượng kali sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường. Ngược lại nếu được cung cấp đủ lượng kali sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Nguyên do là kali có thể giúp điều chỉnh và làm ổn định mức độ insulin trong cơ thể, từ đó giúp kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường.

Với những lợi ích và giá trị như vậy, mọi người nói chung nhất là người bệnh tiểu đường nên thường xuyên bổ sung sẽ rất có lợi cho sức khỏe và ngăn chặn bệnh. Hãy tận dụng nguồn dinh dưỡng và công dụng ngăn ngừa bệnh tiểu đường trong mùa na chín này nhé. 

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội



Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Những bài thuốc Đông y dễ kiếm chữa bệnh tiểu đường

Tiểu đường đang là căn bệnh phổ biến hiện nay. Bên cạnh việc chữa trị bằng Tây y, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để bạn đọc tham khảo và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

1. Bài thuốc từ dâm bụt 

Hoa dâm bụt

Tên khoa học: Hibiscus Rosa-sinensis. Họ Bông (Malvaceae). Tên gọi khác: xuyên cận bì, bạch hoa, mộc cẩn căn. Cây mọc ở dưới chân núi nơi trảng nắng, ven lộ, quanh vườn, đình, được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào, bờ giậu.

Hoa hái từ tháng 7 – 10, loại bỏ tạp chất phơi hoặc sấy khô. Vỏ rễ hái vào mùa thu, rửa sạch phơi khô, xắt thành sợi.

Hoa dâm bụt có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lương huyết.

Vỏ rễ: Có vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, sát trùng, trị ngứa.

Liều dùng: Hoa 6 – 12g. Vỏ rễ 3 – 10g.

Một số bài thuốc chữa tiểu đường:

Bài 1: Rễ dâm bụt tươi 30 – 60g. Sắc uống thay nước trà.

Bài 2: Rễ dâm bụt tươi 60g, thịt heo 60g, đăng tâm thảo 20g, hầm lấy nước uống.

Bài 3: Rễ dâm bụt tươi 15g, hoài sơn 30g. Sắc uống.
2. Vỏ dưa hấu 

Vỏ dưa hấu

Tên khoa học: Citrullus Vulgaris Schrad. Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae). Tên gọi khác: Thủy qua, tây qua bì.

Thu hái và chế biến vào mùa hạ. Dùng dao gọt lớp vỏ bên ngoài, phơi hay sấy khô.

Vỏ dưa sau khi ăn xong dùng dao gọt bỏ lớp vỏ quả và lớp thịt quả, để riêng phơi khô. Khi dùng rửa sạch.

Tính năng: Vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giáng áp.

Liều dùng: 10 – 30g.

Người bên trong có hàn thấp nhiều không nên dùng.

Để chữa tiểu đường có thể áp dụng cách sau:

Vỏ dưa hấu, câu kỷ tử 30g, đẳng sâm 10g, sắc uống. 

3. Rễ cây chuối già


Tên khoa học: Musa Paradisiaca. Họ chuối (Musaceae). Tên gọi khác: Ba tiêu đầu.

Thu hái và chế biến: Đào rễ cây chuối già, dùng tươi hay thái phiến phơi khô.

Tính năng: Vị ngọt nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lương huyết, tán ứ, chỉ thống, giáng áp.

Liều dùng: 30 – 120g.

Người tỳ vị hư nhược không được dùng.

Một số bài thuốc chữa tiểu đường:

Bài 1: Rễ chuối già tươi 60g, mật ong vừa đủ. Đem rễ chuối già giã nhỏ vắt lấy nước cốt hòa mật ong, chia uống 3 lần trong ngày.

Bài 2:
Rễ chuối già khô 30g, thiên hoa phấn 30g, sắc uống.

Bài 3:
Rễ chuối già tươi 150g, giã vắt lấy nước uống.
4. Lá ổi 

Lá ổi

Tên khoa học: Psidium guyjava. Họ Sim (Myrtaceae). Tên gọi khác: phan đào diệp, phan cẩm diệp.

Thu hái và chế biến: Lá hái vào mùa hạ, thái nhỏ phơi hoặc sấy khô.

Quả: Hái lúc quả chín, ép lấy nước.

Tính năng: Vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ tả, tiêu viêm chỉ huyết, hạ đường huyết.

Liều dùng: Khô 10 – 15g, tươi 15 – 30g.

Người tiêu chảy do nhiệt không được dùng.

Chữa tiểu đường:

Bài 1: Lá ổi 30g (tươi 50g), sắc uống thay nước trà.

Bài 2:
Lá ổi, lá bạch quả 15g, râu ngô 30g sắc uống.

Bài 3: Quả ổi tươi ép lấy nước, mỗi lần uống 30ml, 2 lần/ngày.

Bài 4: Lá ổi non 50g, lá sa kê tươi 100g, trái đậu bắp tươi 100g. Nấu nước uống cả ngày. 

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


Công dụng chữa bệnh tiểu đường của cây cỏ ngọt

Từ lâu, nhân dân ta đã biết tận dụng cây cỏ ngọt để nấu nước uống giải khát hàng ngày vì nó chứa một hàm lượng đường tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Tuy ngọt hơn mìa gấp nhiều lần nhưng loại đường trong cây cỏ ngọt có năng lượng rất thấp nên thích hợp sử dụng cho những người đang phải kiêng đường.  

Bạn có nghĩ rằng dùng cây cỏ ngọt chữa bệnh tiểu đường cũng là một phương pháp rất tốt không ? Có thể bạn chưa tin nhưng việc sử dụng cỏ ngọt chữa tiểu đường đã được kiểm nghiệm dựa trên các nghiên cứu khoa học . Tôi sẽ giải thích cho bạn biết tại sao cỏ ngọt lại có công dụng này. 
Cây cỏ ngọt. Ảnh minh họa internet

Công dụng chữa bệnh tiểu đường của cây cỏ ngọt

Cỏ ngọt được biết đến từ năm 1908. Hai nhà khoa học Reseback và Dieterich đã chiết xuất được glucozit từ lá cỏ ngọt. Đến năm 1931, Bridel và Lavieille mới xác định được glucozit đó chính là steviozit, Steviosid có vị ngọt gấp 250-300 lần đường kính (saccharoza), nhưng stevioside không sinh năng lượng. Trong Cỏ ngọt khô (cả cành lá) chứa khoảng 1,5% chất ngọt steviosid (trong lá chứa khoảng 6-7% steviosid). Như vậy 100g Cỏ ngọt khô có lượng chất ngọt tương đương 400-450g đường kính.. Steviozit sau khi thủy phân sẽ cho 3 phân tử steviol và isosteviol. Chất steviol ngọt gấp 300 lần đường saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường trong chế độ ăn kiêng.

Qua nhiều lần thử nghiệm và nghiên cứu, cỏ ngọt có khả năng làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của người bệnh dẫn đến làm giảm đường huyết, được dùng thay đường cho những người mắc bệnh phải kiêng hoặc giảm ăn đường như bệnh đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch.

Cách sừ dụng cỏ ngọt điều trị bệnh tiểu đường : Cỏ ngọt bạn đem về rửa sạch phơi khô . Mỗi lần sử dụng 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml uống làm một lần. Ngày có thể uống 2 lần.

Bạn có thể dùng cỏ ngọt hàng ngày mà không hề lo lắng sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu. Hơn nữa cỏ ngọt còn là một loại đường không năng lượng rất tốt cho cơ thể và còn có tác dụng chữa nhiều bệnh khác. 


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội


 

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá Dứa

Trong việc điều trị bệnh tiểu đường, ngoài việc phải thường xuyên sử dụng thuốc điều trị thì biện pháp ăn uống và vận động thể chất đóng vai trò không kém trong hiệu quả trị bệnh. 

Bên cạnh đó phần lớn các bệnh nhân bị tiểu đường đều tin tưởng vào các bài thuốc dân gian vì nó cho hiệu quả rất tích cực .Nhiều người đã biết đến công dụng của mướp đắng hay cây chó đẻ đối căn bệnh này thì lá dứa cũng có công dụng rất tốt với bệnh tiểu đường. 
Hình minh họa. internet

Từ xưa đến nay lá dứa được các mẹ sử dụng nhiều trong các món ăn hay nấu chè vì hương thơm quyến rũ của nó. Nay lá dứa còn được biết thêm mới công dụng trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả mà không lo sợ tác dụng phụ như khi dùng thuốc. Hãy xem cách dùng lá dứa trị bệnh như thế nào nhé !

Cách sử dụng lá dứa chữa bệnh tiểu đường

Cách 1:  
- Lá Dứa mua về rửa sạch đem phơi khô nhưng vẫn còn thấy màu xanh. Mỗi lần nấu chừng 10 lá Dứa, cắt nhỏ ra, với 2.5 lít nước, khi thấy còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được. Với 2 lít nước lá Dứa nầy uống hết trong 1 ngày. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút. Nếu 1 ngày ăn 3 lần thì mỗi lần uống 0.7 lít nước lá Dứa, nên uống trước bữa ăn tầm 30 phút.. Uống 1 tuần lễ mới bắt đầu có kết quả.

Cách 2:


- Lá dứa cuộn lại chừng một nắm tay của bệnh nhân là đủ.
- Để nguyên, không cần thái nhỏ.
- Rửa sạch, cho vào nồi hay ấm sắc thuốc cũng được,
- Đổ nước ngập lá dứa chừng một gang tay là đủ.
- Để lửa lớn, đun thật sôi, hạ lửa nhỏ, nấu cho đến khi thấy nước ra màu giống như nước trà xanh là được.
- Lấy nước đó uống thay nước uống hàng ngày.

Chú ý:

Nên theo dõi số lượng nước lá dứa uống mỗi lần và nên đo lượng đường thường xuyên trong giai đoạn mới uống lá dứa, như vậy có thể gia giảm số lượng nước lá dứa chữa trị bệnh tiểu đường của mình cho thích hợp, và tránh đừng để lượng đường xuống thấp quá, nhất là lúc đang lái xe, đang tắm, đang ngủ, sẽ rất nguy hiểm. 

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

 

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

11 loại thực phẩm có thể đẩy lùi bệnh tiểu đường

Điều trị bệnh không chỉ đơn giản là việc sử dụng thuốc đơn thuần, mà còn là cả sự kết hợp giữa dinh dưỡng và luyện tập của bệnh nhân. Dưới đây những thực phẩm dưới đây giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường


1. Ổi


Có nhiều lí do khiến ổi trở thành một món ăn tuyệt vời chống lại tiểu đường. Một nghiên cứu được tiến hành tại trường đại học l-Shou tại Đài Loan đã chứng minh rằng: Ăn ổi loại bỏ phần vỏ có thể làm giảm hấp thu đường trong máu. Bên cạnh đó ổi còn giàu vitamin C giúp giảm liên kết của các tế bào với bệnh tiểu đường.

2. Thịt bò


Nhiều người cho rằng thịt có màu đỏ như thịt bò có hại cho sức khỏe, nhưng thực tế thịt bò có tác dụng rất tốt trong việc chống lại tiểu đường. Nên chọn chỗ thịt nạc như thăn hoặc mông. Protein trong thịt bò giúp cơ thể hấp thu được nhiều lượng protein trong thời gian dài, giảm cảm giác thèm ăn và lượng insulin.

3. Bơ


Bơ là loại quả giàu chất dinh dưỡng cũng là thực phẩm hiếm hoi không làm hỏng đường tiêu hóa của bạn. Trong bơ chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn giúp bạn tiêu hóa chậm, giữ ổn định lượng đường trong máu. Các loại chất béo tốt trong bơ thậm chí còn có thể giúp đảo ngược những tác động của kháng insulin và ngăn chặn bất kì rủi ro nào của bệnh tiểu đường.

4. Hạt lanh


Hạt lanh rất giàu protein, các loại chất béo lành mạnh và chất xơ và lượng ma-giê tuyệt vời. Ma-giê là một khoáng chất quan trọng giúp các tế bào sử dụng insulin và chuyển hóa chất béo, phù hợp với chế độ ăn uống của bất kì bệnh nhân tiểu đường nào.

5. Bơ đậu phộng


Một nghiên cứu gần đây tiết lộ bơ đậu phộng có thể ngăn chặn sự thèm ăn trong hơn 2 giờ. Chất béo không bão hòa đơn trong bơ đậu phộng hỗ trợ mạnh cho sự trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, nó có tác dụng rất lớn ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

6. Quả măng cụt


Măng cụt là một loại trái cây hiệt đới. Ăn 100g măng cụt có thể điều trị các triệu chứng của bệnh béo phì bằng cách giảm viêm mô mỡ. Điều này cũng giúp ngăn chặn tiểu đường.

7. Táo


Táo chưa ít calo nhưng giàu chất xơ. Loại quả này có tác dụng chống lại các cholesterol xấu trong cơ thể và ngăn chặn sự thất thường của lượng đường trong máu.

8. Trứng
 

Tiến sĩ Nicholas Fuller đến từ Đại học Sydney (Australia) đã thực hiện kiểm tra chứng minh rằng: Sau khi ăn trứng trong 3 tháng, cơ thể có thể kiểm soát sự thèm ăn tốt hơn người không ăn. Những người bị bệnh tiểu đường loại 2 cũng cho thấy không có dấu hiệu tăng cholesterol. Protein trong trứng có đầy đủ các axit amin và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Nhiều người cho rằng ăn lòng đỏ trứng có hại, nhưng ăn vừa phải thì không gây ra bất kì vấn đề gì cho sức khỏe. Trứng làm giảm các cơn đói và là lựa chọn hàng đầu để chống lại bệnh tiểu đường.

9. Cá


Một vấn đề mà nhiều bệnh nhân tiểu đường mắc phải đó chính là nguy cơ bệnh tim. Ăn một phần cá mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim lên tới 40%. Trong cá chứa nhiều chất béo lành mạnh có lợi cho sức khỏe. Các axit béo giúp giảm viêm trong cơ thể, cùng với các triệu chứng bệnh tiểu đường như kháng insulin.

10. Bông cải xanh


Bông cải xanh được biết đến như một loại siêu thực phẩm và thường xuyên nằm trong top 10 thực phẩm tốt nhất. Nó chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa và Vitamin C cho cả ngày chỉ trong một phần ăn. Bông cải xanh cũng chứa nhiều crom giúp điều chỉnh đường huyết an toàn trong tĩnh mạch và động mạch của bạn.

11. Lúa mạch


Tiêu thụ hạt lúa mạch có thể làm giảm sự gia tăng lượng đường trong máu lên đến 70% sau bữa ăn. Hạt lúa mạch có thể làm chậm tiêu hóa nhờ chất xơ hòa tan, năng lượng duy trì từ carbohydrat. Nhiều người thậm chí sẽ cho rằng lua mạch tốt hơn so với gạo về năng lượng. Hạt lúa mạch cũng chứa crôm, magiê và vitamin B1.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

 

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Sử dụng thực phẩm tự nhiên giúp hạ đường huyết

Khi mắc bệnh tiểu đường đồng nghĩa với việc bạn luôn sống trong tình trạng lượng đường trong máu cao. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Để giúp làm giảm lượng đường huyết trong máu do bệnh tiểu đường có thể không cần sử dụng tới các loại thuốc mà chỉ cần bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây. Tất cả đã được chứng minh có tác dụng tốt trong việc hạ đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường và được chuyên gia khuyên người bệnh áp dụng. 

Quế 

Hình minh họa. Quế giúp giảm đáng kể đường huyết đối với bệnh nhân tiểu đường

Quế được coi là loại thực phẩm tốt hàng đầu và cần thiết nên sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh có thể chỉ cần nhấm nháp thanh quế hoặc dùng bột quế hòa với ngũ cốc (sữa chua) để uống sẽ có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên, hiệu quả. 

Các loại Đậu
Các loại đậu giúp làm giảm lượng đường trong máu rất tốt

Các loại đậu có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp làm giảm lượng đường trong máu rất tốt. Người bệnh vì thế nên thường xuyên bổ sung các loại đậu trong thực đơn ăn uống hàng ngày như đậu xanh và đậu lăng,…
Yến mạch 

Yến mạch. internet

Theo nghiên cứu, trong yến mạch có chứa chất beta-glucan có tác dụng giúp kéo dài sự hấp thụ carbohydrate trong máu, vì thế có thể ngăn ngừa sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu sau bữa ăn, giúp ổn định chỉ số đường huyết. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường cũng nên bổ sung yến mạch trong chế độ ăn của mình như một liệu pháp giúp hạ đường huyết tự nhiên mà không cần sử dụng tới các loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào khác.
Giấm trắng

Một nghiên cứu của Italia đã phát hiện ra rằng những người dùng 4 muỗng cà phê giấm trắng cho món salad dầu dấm, ăn kèm bánh mì có hàm lượng carbohydrate khoảng 2 ounces (tương đương 56.7gr), có thể giảm sự gia tăng đường huyết tới 30% so với những người dùng món salad dầu giấm bằng loại giấm được trung hòa.
Rau bó xôi
Rau bó xôi (cải bó xôi, rau bina,…)

Rau bó xôi (cải bó xôi, rau bina,…) là một loại thực phẩm không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp phòng và hỗ trợ điều trị rất nhiều căn bệnh, bao gồm cả các căn bệnh mãn tính và khó chữa như bệnh tiểu đường, ung thư,… Thực đơn ăn uống thường xuyên có rau bó xôi sẽ rất tốt cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 giúp làm giảm lượng đường huyết và ngăn chặn bệnh phát triển. Tất cả là nhờ thành phần magiê cao, hàm lượng glycemic thấp và cũng ít calo nên bạn có thể thoải mái ăn mà không lo ảnh hưởng tới tình trạng bệnh.

Trên đây là cách làm giảm lượng đường huyết bằng một số loại thực phẩm quen thuộc từ tự nhiên rất hiệu quả và an toàn. Người bệnh có thể thường xuyên bổ sung cộng với việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý sẽ có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này mà không lo gặp phải phiền toái hay biến chứng gì nguy hiểm.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội