Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Nguyễn Xuân Hải - Thái Bình : Tôi bị bệnh đái tháo đường Túyp 2, tôi nghe một người bạn của tôi trên Hà Nội bảo rằng có loại thuốc chữa khỏi bệnh đái tháo đường, mà theo tôi được biết thì bệnh này chưa có thuốc nào đặc trị dứt điểm.

Trả lời : Chào bạn, chúng tôi nhận được câu hỏi của bạn trên hòm thư tư vấn trực tuyến , chúng tôi xin trả lời câu hỏi “Đái tháo đường có chữa được không” của bạn như sau:

Như chúng ra đều biết tiểu đường là một bệnh mãn tính và không thể chữa khỏi. Cho tới nay không có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường. Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường là kiểm soát tốt đường huyết (thông qua chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc) và kiểm soát tốt biến chứng (bằng cách kiểm soát tốt đường huyết; kiểm soát tốt các bệnh cơ hội như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…; phát hiện sớm và điều trị tích cực khi biến chứng xảy ra). Vì vậy khi lựa chọn sử dụng, bạn nên lưu ý đến những sản phẩm đáp ứng được cả 2 mục tiêu điều trị này.

Bệnh đái tháo đường nên ăn gì ? Đái tháo đường nên kiêng gì?
Đái tháo đường biến chứng mắt - Võng mạc đái tháo đường
Đái tháo đường - Những điều bạn cần biết
benh-tieu-duong-co-chua-duoc-khong
Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Các lưu ý và kiểm soát hoàn toàn với bệnh tiểu đường:

  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: ăn ít mỡ, đặc biệt là các loại mỡ no, ăn nhiều chất xơ và ăn vừa phải các chất carbohydrate. Ngoài ra cũng hạn chế ăn mặn. 
  • Duy trì chế độ tập thể dục thể thao đều đặn: phải tập ít nhất 20 – 40 phút/ ngày và ít nhất 3 – 4 lần/ tuần tùy theo thể trạng. 
  • Kiểm tra đường máu thường xuyên, duy trì đường máu trong giới hạn được khuyến cáo. 
  • Kiểm tra huyết áp và mỡ máu định kỳ, nếu có những biểu hiện bất thường và biểu hiện ra bệnh thì cần đến bác sỹ để có được lời khuyên điều trị một cách khoa học nhất. 
  • Hạn chế các loại bia, rượu. Nên chỉ uống với số lượng ít, vừa phải. Nếu nghiện rượu năng hãy cai một cách dần dần, từ từ, lưu ý không được dừng một cách đột ngột. 
  • Tuyệt đối không được hút thuốc lá. 
  • Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để có được sự tư vấn kịp thời. 
  • Đi khám mắt định kỳ. 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên. 
  • Luôn có thái độ tích cực, lạc quan với cuộc sống. 
Trên đây là một số lời khuyên cho bạn, đái tháo đường đến nay chưa có phương thuốc nào điều trị khỏi hẳn nhé, chỉ có những loại thuốc giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giúp bạn mau khỏe hơn thôi nhé.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Nguyễn Thị Huyền: Tôi năm nay 29 tuổi, đã có một đứa con, nay tôi mới phát hiện ra mình đang bị bệnh tiểu đường Túyp 1, vợ chồng tôi đang có ý định năm nay sẽ sinh thêm một bé nữa. Tôi nghe mọi người nói tiểu đường có di truyền, tôi rất lo lắng.

Trả lời: Bạn Huyền à, đúng là bệnh đái tháo đường có tính di truyền khoảng 20-30 % . Bạn không nên quá lo lắng, hãy chú ý đi kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 6 tháng đến một năm một lần. 
benh-tieu-duong-co-di-truyen-khong
Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Còn bị bệnh đái tháo đường có nên sinh con hay không?

Theo Thạc sĩ Nguyễn Huy Cường, trước tiên cần nói ngay rằng phần lớn bệnh nhân mắc đái tháo đường đều có thể có con. Bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả những yếu tố di truyền và yếu tố không di truyền. Để có thể tư vấn cho bệnh nhân tốt, cần xét đến các yếu tố như: niềm mong muốn của người bệnh, lịch sử bệnh của gia đình, đặc điểm bệnh hiện tại, các chỉ số sinh học...

Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, khả năng mắc bệnh của con là 15%. Nhưng nếu cả bố và mẹ đều bị mắc, khi đó khả năng con mắc bệnh tăng lên tới 75%.

Khi trẻ sinh ra, những gene gây bệnh đã có sẵn trong tinh trùng của bố và trứng của người mẹ, những gene bệnh này sẽ có thể di truyền đến thế hệ sau, dù rằng lúc sinh con, người bố hoặc mẹ đó chưa hề mắc bệnh đái tháo đường. Cũng cần nhớ rằng dù có gene bệnh trong người, nhưng những người này có thể giảm hơn 50% nguy cơ mắc bệnh chỉ bằng cách có lối sống tốt, khoa học. Chẳng ai chọn được bố mẹ, nhưng ai cũng có thể chọn được lối sống của mình.

Nếu bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có anh (chị) em sinh đôi khác trứng, khả năng người đó sẽ mắc bệnh là 10%. Nhưng nếu là sinh đôi cùng trứng, khả năng mắc bệnh lên đến 90%.

Với người mắc đái tháo đường tuýp 2 ở tuổi rất trẻ (thời niên thiếu hoặc vị thành niên), đây là loại bệnh di truyền trội, thì khả năng mắc bệnh của con hoặc anh/chị em của bệnh nhân này sẽ vào khoảng 50%.
Ngược lại, nếu mẹ bị mắc đái tháo đường tuýp 1, khả năng di truyền sang con khá thấp.

Những người mắc đái tháo đường muốn sinh con cần đặc biệt lưu ý: Phụ nữ mắc bệnh đang có mức đường máu cao không ổn định, khả năng bị dị tật thai có thể lên tới 22%. Do vậy, ổn định đường máu tốt những tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu là rất quan trọng để có thai được an toàn. Hãy nói với bác sĩ về kế hoạch có con để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Bố hoặc mẹ mắc bệnh đang ở vào giai đoạn biến chứng nặng, khả năng sống thêm không còn nhiều (ví dụ suy thận giai đoạn cuối), khó có khả năng chăm sóc nuôi dạy trẻ thì nên cân nhắc chuyện sinh con.

Kết luận : Bạn thuộc đái tháo đường Túyp 1 nên bạn vẫn có thể mang thai nhé, nhưng nên nhớ đi khám sức khỏe thường xuyên để đảm bảo cho sức khỏe cả hai mẹ con nhé.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Bệnh tiểu đường có lây không?

Bệnh đái tháo đường hiện nay có thể coi là " đại dịch " bởi sự phổ biến của nó trên toàn thế giới cũng như Việt Nam. Sự gia tăng không ngừng của bệnh khiến người ta đặt câu hỏi: Bệnh đái tháo đường có lây không ? 

Bệnh đái tháo đường có lây không ?

Bệnh đái tháo đường có lây không ? Đây là một cách nhìn nhận sai lầm của nhiều người khi chưa có kiến thức cùng sự hiểu biết cơ bản về căn bệnh tiểu đường. Chính vì vậy chúng ta cần phải hiểu đúng về bệnh tiểu đường giúp người bệnh kiểm soát được đường huyết và kéo dài tuổi thọ.

Quay trở lại câu hỏi ” Bệnh tiểu đường có lây không ?” Câu trả lời chính xác: Bệnh tiểu đường hoàn toàn không lây vì tiểu đường không phải căn bệnh truyền nhiễm. Mà tiểu đường chỉ là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính glucid, protid và lipid do nguyên nhân thiếu insulin hoặc insulin kém chất lượng, nó được xếp vào nhóm bệnh nội tiết chuyển hóa.
benh-tieu-duong-co-lay-khong
Ảnh minh họa

>>>>Xem thêm :

Tuy nhiên cũng cần lưu ý về một số bệnh do virus gây nên như: sởi, quai bị…có thể gây tổn thương tụy và làm giảm khả năng sản xuất insulin. Trong bệnh tiểu đường, cơ thể không thể sản xuất ra đủ insulin hoặc insulin hoạt động kém, hậu quả là cơ thể bị đói dù đường máu tăng rất cao và cũng chính đường máu là thủ phạm gây ra nhiều biến chứng ở người mắc tiểu đường.

Những người béo phì, những người có vòng eo lớn, những người có người thân bị tiểu đường và những người trên 40 tuổi cũng làm tăng nguy mắc bệnh tiểu đường. Phần lớn bệnh nhân thường mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do béo phì, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và lối sống ít vận động.

Bệnh tiểu đường đến hiện nay vẫn chưa thể chữa khỏi mà chỉ có cách chung sống hòa bình với căn bệnh. Để điều trị bệnh đái tháo đường thành công, nghĩa là giữ được đường máu ở mức ổn định thì bệnh nhân đái tháo đường hãy thực hiện tốt các biện pháp đơn giản sau đây để có được sức khỏe tốt, theo thống kê có khoảng 85% số người mắc bệnh tiểu đường có thể được chữa trị bằng những bài tập thể dục và cải thiện chế độ ăn uống.
nguoi-bi-tieu-duong-can-co-che-do-an-uong-hop-ly
Cần có chế độ ăn uống hợp lý
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: ăn ít mỡ, đặc biệt là các loại mỡ no, ăn nhiều chất xơ và ăn vừa phải các chất carbohydrate. Ngoài ra cũng hạn chế ăn mặn.
  • Duy trì chế độ tập thể dục thể thao đều đặn: phải tập ít nhất 20 – 40 phút/ ngày và ít nhất 3 – 4 lần/ tuần tùy theo thể trạng.
  • Kiểm tra đường máu thường xuyên, duy trì đường máu trong giới hạn được khuyến cáo.
  • Kiểm tra huyết áp và mỡ máu định kỳ, nếu có những biểu hiện bất thường và biểu hiện ra bệnh thì cần đến bác sỹ để có được lời khuyên điều trị một cách khoa học nhất.
  • Hạn chế các loại bia, rượu. Nên chỉ uống với số lượng ít, vừa phải. Nếu nghiện rượu năng hãy cai một cách dần dần, từ từ, lưu ý không được dừng một cách đột ngột.
  • Tuyệt đối không được hút thuốc lá.
  • Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để có được sự tư vấn kịp thời.
  • Đi khám mắt định kỳ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.
  • Luôn có thái độ tích cực, lạc quan với cuộc sống.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Biến chứng mắt - Biến chứng của bệnh tiểu đường

Như chúng ta đã biết bệnh đái tháo đường là một căm bệnh hết sức nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời và có chế độ ăn uống ,ngủ nghỉ và điều trị hợp lý. Bệnh đái tháo đường để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, nó còn là nguyên nhân gây các bệnh tai biến mạch máu lão, tim mạch,
vong-mac-dai-thao-duong

Võng mạc đái tháo đường

Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem đái tháo đường biến chứng mắt nó nguy hiểm như thế nào nhé:

Theo BS.CK2 Trần Huy Hoàng, Trưởng khoa Dịch kính võng mạc – Bệnh viện Mắt TP.HCM, cho biết trên thế giới, 90% những người bị tiểu đường trên 10 năm đều dẫn tới bị võng mạc đái tháo đường; còn riêng ở Việt Nam hiện vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể.

Đầu tiên chúng ta nên đi tìm hiểu xem Cấu tạo của mắt chúng ta như thế nào để biết Đái tháo đường ảnh hưởng đến bộ phận nào của mắt

Cấu tạo của mắt:

- Các phần phụ gồm: Mi mắt, lông mi để bảo vệ mắt; các cơ vận nhãn để đưa mắt nhìn sang trái, sang phải, lên trên và xuống dưới.
- Nhãn cầu: Có hình cầu, 2/3 sau của nhãn cầu gồm có 3 lớp: Lớp củng mạc: Nằm ở ngoài cùng có tác dụng bảo vệ nhãn cầu; Lớp mạch máu: Nằm ở giữa, nuôi dưỡng nhãn cầu; Lớp thần kinh: Nằm ở trong cùng, còn gọi là lớp võng mạc hay đáy mắt, tức là phần mặt sau bên trong của mắt dùng để nhìn thấy mọi vật xung quanh.

Bình thường, võng mạc được nuôi dưỡng chủ yếu bởi động mạch trung tâm võng mạc. Sự nuôi dưỡng này được thực hiện như sau: Động mạch trung tâm võng mạc phân chia thành những động mạch nhỏ, những động mạch nhỏ này lại phân chia thành những động mạch nhỏ hơn nữa, cuối cùng phân chia thành những mao mạch. Tại mao mạch, các chất dinh dưỡng và oxy được thấm qua thành mao mạch một cách chọn lọc để nuôi dưỡng võng mạc. Sau đó, các chất cặn bã được đưa vào hệ thống tĩnh mạch nhỏ rồi đến tĩnh mạch trung tâm võng mạc và dẫn lưu theo hệ tĩnh mạch của cơ thể.

Trong bệnh Võng mạc đái tháo đường, các mao mạch này giãn ra để cho các chất dịch, máu, mỡ… thấm qua thành mao mạch và làm cho võng mạc bị phù nề. Nếu vùng phù nề này ở hoàng điểm sẽ làm cho mắt nhìn mờ. Ngoài ra, bệnh Võng mạc đái tháo đường cũng làm giảm tốc độ hồng cầu, tăng khả năng kết tụ của tiểu cầu, tăng độ quánh của máu… do đó làm cho các mao mạch bị tắc, gây ra thiếu máu võng mạc, võng mạc không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ sinh ra những mạch máu mới, bất thường còn gọi là tân mạch. Những tân mạch trên có thể vỡ và gây chảy máu trong mắt.
bien-chung-mat-cua-benh-tieu-duong
Ảnh minh họa

Biểu hiện và diễn biến triệu chứng đái tháo đường biến chứng mắt

Cũng theo BS.CK2 Trần Huy Hoàng, bệnh Võng mạc đái tháo đường tiến triển qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn sớm: Tùy theo số lượng nhiều hay ít các mạch máu bị giãn ra mà chất dịch, máu, mỡ thoát ra khỏi mạch máu gây phù võng mạc. Tùy mức độ phù võng mạc nặng hay nhẹ và tùy theo có phù ở vùng hoàng điểm hay không mà mắt có biểu hiện bị mờ hay không. Như vậy cần lưu ý là trong giai đoạn này, dù mắt chưa mờ, nhưng bệnh đã có thể gây tổn thương ở võng mạc.
- Giai đoạn muộn: Có những mạch máu mới, bất thường mọc ra trên bề mặt võng mạc (gọi là tân mạch). Chúng rất dễ bị vỡ và có thể gây chảy máu trong mắt và làm cho bệnh nhân bị mờ mắt đột ngột. Chính vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường cần đi khám mắt đều đặn.
- Tóm lại, biểu hiện và tiến triển của bệnh sẽ dẫn đến mờ mắt và cuối cùng là mù lòa. Cần lưu ý là đôi khi mắt chưa mờ nhưng đã có tổn thương ở võng mạc, do đó người bệnh đừng chờ đợi mắt mờ mới đi khám mà nên đi khám định kỳ.

Phương pháp điều trị đái tháo đường biến chứng mắt và phòng ngừa bệnh

- Điều trị bằng tia laser: Mục đích là làm chậm lại sự tiến triển của bệnh, giúp cho bệnh nhân giữ được thị lực còn lại lâu hơn. Khi hoàng điểm bị phù, laser được dùng để bịt kín những mạch máu bị dãn ra. Khi có những vùng võng mạc bị thiếu nuôi dưỡng do bị tắt mạch máu, laser được dùng để ngăn ngừa sự mọc ra của những mạch máu bất thường.
- Điều trị bằng thuốc: Thuốc uống nhằm tăng cường oxy đến nuôi dưỡng võng mạc vào tạo thuận lợi cho sự tan máu ở võng mạc hoặc làm giảm phù và ức chế tạo tân mạch.
- Điều trị bằng phẫu thuật: Những mạch máu bất thường ở võng mạc có thể bị vỡ ra gây chảy máu trong mắt hoặc có biến chứng bong võng mạc cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Trên đây là biến chứng của bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến mắt của chúng ta, nó sẽ làm cho mắt bạn bị mờ dần và có thể dẫn đến mù lòa. Hãy cố gắng tuân thủ chế độ ăn uống , tập luyện của bác sĩ nhé. Hãy đi khám bác sĩ theo định kì để nắm bắt được tình hình sức khỏe và có hướng điều trị sớm bệnh đái tháo đường nhé.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội



Chữa bệnh đái tháo đường bằng phương pháp Đông y

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là một loại bệnh ở bộ phận bài tiết, có các triệu chứng chủ yếu là uống nhiều nước, nước tiểu nhiều, đói nhiều, lượng đường trong máu và nước tiểu tăng cao. Bệnh này thường gặp ở người trung niên trở lên, nam giới mắc nhiều hơn nữ.
Về lượng đường trong máu và nước tiểu cần lưu ý rằng người khoẻ mạnh sau khi ăn uống nhiều chất đường cũng có thể làm lượng đường trong nước tiểu tăng lên. Người thận suy yếu, sức hấp thụ kém có thể làm lượng đường trong nước tiểu tăng cao nhưng lượng đường trong máu vẫn bình thường, phụ nữ có thai lượng đường trong người giảm đi cũng sinh ra đái đường nhưng sau khi sinh sẽ hết
chua-benh-tieu-duong-bang-dong-y
Ảnh minh họa

Do ăn uống nhiều đồ cay, béo, ngọt, do sang chấn tinh thần tạo thành hoả nhiệt, uất nhiệt làm phần âm của các phủ tạng tâm, vị, thận bị hao tổn. hoả làm phế âm hư gây chứng khát; vị âm hư gây đói nhiều người gầy; thận âm hư không tàng trữ tinh hoa của ngũ cốc, gây tiểu tiện ra chất đường. Mặt khác hỏa nhiệt làm huyết bị cô đặc sinh ra huyết ứ, sinh phong, hợp với nhiệt gây ra các biến chứng như chân tay đau nhức, rát bỏng, ngứa ngáy,mụn nhọt lở loét... nên khi điều trị tiểu đường nên kiêm dùng các thuốc hoạt huyết

Theo Y học cổ truyền tiêu khát gồm nhiều thể bệnh và có pháp điều trị và bài thuốc cho từng thể bệnh như sau:
chua-benh-tieu-duong-bang-dong-y
Chữa bệnh tiểu đường bằng các bài thuốc đông y

Thể phế táo vị nhiệt (Thiên về thượng tiêu)

* Chứng trạng: Phiền khát uống nhiều, hay đói, hình dáng gầy còm, miệng khô lưỡi ráo, mép lưỡi nhọn đỏ, mạch hoạt sác.
* Pháp điều trị: Nhuận táo dưỡng âm thanh nhiệt
* Bài thuốc: Bạch hổ gia nhân sâm thang phối hợp ích vị thang gia giảm: Sinh thạch cao 60g (sắc trước), Cam thảo 6g, Sa sâm 15g, Sinh địa 30g, Thiên hoa phấn 15g, Tri mẫu 15g, Đẳng sâm 15g, Mạch đông 12g, Ngọc trúc 15g.

Thể thận âm suy (thiên về hạ tiêu)

* Chứng trạng: Tiểu nhiều lần lượng nhiều, nước tiểu ngầu đục như nước đường, eo lưng mỏi mất sức, miệng khô lưỡi đỏ, hoặc lưỡi nhẵn đỏ không rêu, mạch tế sác.
* Pháp điều trị: Tư dưỡng thận âm
* Bài thuốc: Lục vị Địa hoàng hoàn gia giảm: Sinh đại 15g, Hoài sơn dược 30g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Nữ trinh tử 12g, Bạch thược 12g, Thục địa 15g, Sơn thù du 15g, Đan bì 9g, Cẩu kỷ tử 12g, Đồng tật lê 12g.

Thể trường vị hoả uất (Thiên về trung tiêu)
* Chứng trạng: Ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột, gầy sút nhanh.
* Phương pháp điều trị: Dưỡng vị sinh tân
* Bài thuốc: Tăng dịch thăng: Huyền sâm 32g, Sinh địa 32g, Mạch môn 32g, Thiên hoa phấn 32g, Hoàng liên 10g.

Thể âm dương đều hư:

* Chứng trạng: Tiểu nhiều lần, nước tiểu vẩn đục như nước đường, sắc mặt xám đen hoặc trắng bệch, hoặc có phù, hoặc đi ngoài nát loãng, nặng thì đi lỏng, sợ rét sợ lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế vô lực.
* Pháp điều trị: Tư dưỡng thận âm, ôn bổ thận dương.
* Bài thuốc: Kim quỹ thận khí hoàn: Thục đia 30g, Sơn thù du 15g, Đan bì 9g, Nhục quế 3g (nuốt), Sơn dược 30g, Phục linh 15g, Trạch tả 9g, Phụ tử 6g (sắc trước)

Thể ứ huyết

* Chứng trạng: Quá trình bệnh lâu ngày, hoặc bệnh này phối hợp với biến đổi bệnh huyết quản tim mạch não, chất lưỡi tối hoặc có ban ứ, chấm ứ, mạch tế sáp.
* Pháp điều trị: Hoạt huyết hoá ứ
* Bài thuốc: Cách hạ trục ứ thang gia giảm: Ngũ linh chi 15g, Xuyên khung 9g, Đương quy 12g, Đào nhân 9g, Đan bì 9g, Diên hồ sách 9g, Hồng hoa 9g, Xích thược 9g, Ô dược 6g, Chỉ xác 9g.

Các bài thuốc trên cho vào 1 lít nước, sắc lấy n300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngầy sau khi ăn 30 phút.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Làm đẹp và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Tiến sĩ Monica Lind và các cộng sự thuộc Đại học Uppsala đã tiến hành nghiên cứu với hơn 1.000 người trên 70 tuổi để đánh giá sự ảnh hưởng của chất hóa học phthalates – được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm làm đẹp – tới nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

su-dung-hoa-chat-nguy-co-mac-benh-tieu-duong
Sử dụng nước hoa chứa chất phthalates có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Sau khi loại bỏ các yếu tố gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 2, bao gồm béo phì, hút thuốc và nồng độ cholesterol trong máu cao, các nhà khoa học phát hiện những người có nồng độ chất phthalates trong máu cao dễ phát triển tình trạng kháng insulin – một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh đái tháo đường và tim mạch.


“Chất phthalates được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm làm đẹp, như kem dưỡng da mặt, kem làm trắng da, nước hoa và các sản phẩm hóa trang. Chúng có thể khiến người sử dụng chúng tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và bệnh đái tháo đường”, tiến sĩ Monica Lind, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.


Nhóm nghiên cứu nhận thấy chất phthalates có khả năng chống lại hóc môn testosterone gây ra tình trạng tăng cân ở đàn ông, trong khi ở phụ nữ, chất phthalates có thể gây ra tình trạng mất cân bằng hóc môn ở thời kỳ dậy thì hay mãn kinh.


Theo Daily Mail, khoảng một tỷ tấn chất phthalates được sản xuất trên thế giới mỗi năm và chúng được sử dụng rộng rãi như là phụ gia kết dính trong các sản phẩm làm đẹp, vệ sinh và đồ nhựa trong gần nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, thành phần chất hóa học này lại không được các công ty ghi trên nhãn sản phẩm của họ.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ mang đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, thai bệnh tiểu đường mà không quản lý cẩn thận có thể dẫn đến không kiểm soát được lượng đường trong máu và các vấn đề gây ra cho bản thân và con.

Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến em bé

Nếu bị tiểu đường thai kỳ, em bé có thể có nguy cơ:

  • Vượt quá tăng trưởng. Thêm đường sẽ đi qua nhau thai, gây nên tuyến tụy của bé sản xuất thêm insulin. Điều này có thể gây ra em bé phát triển quá lớn (macrosomia). Trẻ lớn có nhiều khả năng trở thành khó sinh, duy trì thương tích sinh.
  • Lượng đường huyết thấp (hạ đường huyết). Đôi khi trẻ sơ sinh của bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ phát triển đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh vì tự sản xuất insulin của họ là cao. Nặng của vấn đề này có thể gây co giật ở trẻ. Cho ăn và đôi khi là một giải pháp đường tĩnh mạch có thể trở lại mức độ đường máu của con bình thường.
  • Hội chứng suy hô hấp. Một điều kiện mà làm cho hơi thở khó khăn là có thể. Em bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có vấn đề về hô hấp nhiều hơn những phụ nữ không có vấn đề, ngay cả ở cùng tuổi thai. Những đứa trẻ có hội chứng suy hô hấp có thể cần giúp thở cho đến khi phổi trở nên mạnh mẽ hơn.
  • Vàng da. Điều này đổi màu vàng của da và lòng trắng của mắt có thể xảy ra nếu gan của bé chưa đủ trưởng thành để phá vỡ một chất gọi là bilirubin, thường các hình thức khi cơ thể tái chế các tế bào máu đỏ cũ hoặc bị hư hỏng. Mặc dù vàng da thường không phải là nguyên nhân cho sự quan tâm, theo dõi cẩn thận là quan trọng.
  • Tiểu đường loại 2 sau này. Em bé của bà mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao của bệnh béo phì phát triển và loại 2 bệnh tiểu đường sau này.
  • Vấn đề phát triển. Nếu bị tiểu đường thai kỳ, con có thể có nguy cơ gia tăng của các vấn đề với phát triển kỹ năng vận động, như đi bộ, nhảy hoặc các hoạt động khác đòi hỏi phải có sự cân bằng và phối hợp. Một nguy cơ gia tăng của các vấn đề quan tâm hoặc các rối loạn tăng động cũng là một mối quan tâm.
bien-chung-cua-benh-tieu-duong-thai-ky
Ảnh minh họa
Hiếm khi, kết quả không được điều trị bệnh tiểu đường trong cái chết của bé trước hoặc ngay sau khi sinh.

Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến bà mẹ

  • Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ cá nhân:
  • Tiền sản giật. Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, một điều kiện đặc trưng bởi huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu không điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng cho cả mẹ và bé.
  • Nhiễm trùng đường tiểu. Phụ nữ có trải nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ, hai lần số lượng nhiễm trùng đường tiểu trong khi mang thai hơn so với phụ nữ khác mang thai. Điều này có thể do đường dư thừa trong nước tiểu.
  • Tương lai bệnh tiểu đường. Nếu bị tiểu đường thai kỳ, có nhiều khả năng có nó một lần nữa với một thai kỳ trong tương lai. Cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường, thường là tiểu đường loại 2 khi già đi. Tuy nhiên, việc lựa chọn lối sống lành mạnh như ăn thức ăn lành mạnh và tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai. Trong số những phụ nữ có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ người đã đạt đến trọng lượng cơ thể lý tưởng của mình sau khi sinh, ít hơn 25 phần trăm phát triển tiểu đường loại 2.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

tìm hiêu về nguyên nhân của bệnh tiền đái tháo đường

Nguyên nhân chính xác của tiền tiểu đường là không rõ, mặc dù các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số gen có liên quan đến kháng insulin.
nguyen-nhan-benh-tien-dai-thao-duong
Tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiền đái tháo đường

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của tiền tiểu đường là không rõ, mặc dù các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số gen có liên quan đến kháng insulin. Chất béo dư thừa - đặc biệt là mỡ ở vùng bụng và không hoạt động dường như là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của tiền tiểu đường.

Điều rõ ràng là những người có tiền tiểu đường không phải là chuyển hóa đường (glucose) thích hợp. Điều này làm đường tích tụ lên trong máu thay vì làm công việc bình thường của nó trong thúc đẩy các tế bào tạo nên cơ bắp và các mô khác.

Ảnh minh họa

Hầu hết đường trong cơ thể đến từ các loại thực phẩm ăn, đặc biệt là thực phẩm có chứa carbohydrates. Bất kỳ thực phẩm có chứa carbohydrates có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, không chỉ là loại thực phẩm ngọt.

Trong quá trình tiêu hóa, đường đi vào máu và với sự giúp đỡ của insulin sau đó được hấp thu vào tế bào của cơ thể để cho năng lượng.

Insulin là hormone từ tuyến tụy, tuyến nằm ngay phía sau dạ dày. Khi ăn, tuyến tụy tiết ra insulin vào máu. Khi insulin lưu thông, nó hoạt động như một chìa khóa mở ra cánh cửa cho phép đường vào các tế bào. Insulin làm giảm lượng đường trong máu.

Khi có tiền tiểu đường, quá trình này bắt đầu làm việc không đúng. Thay vì vào các tế bào, đường tích tụ trong máu. Điều này xảy ra khi tuyến tụy không tạo đủ insulin hoặc các tế bào trở nên kháng với insulin hoặc cả hai.

Các triệu chứng tiền đái tháo đường

Thông thường, tiền tiểu đường không có dấu hiệu hay triệu chứng.
Vùng bị tối của da, một tình trạng gọi là rối loạn sắc tố da, là một trong số ít các dấu hiệu của tiền tiểu đường. Các khu vực thường có thể bị ảnh hưởng bao gồm cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp ngón tay.

Các biến chứng của tiền tiểu đường

Tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 là hậu quả nghiêm trọng nhất của tiền tiểu đường không được điều trị.

Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

Tăng huyết áp.

Cholesterol cao.

Bệnh tim.

Đột quỵ.

Bệnh thận.

Mù.

Cắt cụt chi.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Tìm hiểu những thông tin của bệnh tiểu đường

Bình thường não của chúng ta có thể hình thành được những ký ức mới hay không là nhờ có insulin ở trong não. Một khi não không sản xuất đủ insullin hoặc có sự kháng insulin trong não thì nó không thể thực hiện được chức năng quan trọng này và khiến con người bị mất trí nhớ.
Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường type 3 hay còn gọi là bệnh tiểu đường não. Nếu chưa từng bị bệnh tiểu đường thì bạn và người thân hoàn toàn có thể yên tâm khi biết thông tin rằng trong thực tế, bệnh đái tháo đường 3 chỉ xảy ra ở những người đã mắc một trong hai loại bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.
benh-tieu-duong-type-3-co-the-lam-giam-tri-nho
Bệnh tiểu đường type 3 được gọi là bệnh tiểu đường não có thể làm mất trí nhớ

Biểu hiện của căn bệnh này là gì?

- Về các thuốc chữa bệnh tiểu đường :Bạn sẽ được dùng các thuốc như liều thường xuyên của insulin và rosiglitazone nhạy cảm insulin nhằm bảo vệ các tế bào não giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm lãi tiến trình mất trí nhớ .
- Bên cạnh đó các loại thuốc hạ lipid máu được sử dụng để chống lại cholesterol cao có hiệu quả trong điều trị đái tháo đường 3.
- Bạn cũng luôn luôn được khuyên phải giữ cho cân nặng của cơ thể ở mức cân đối bởi béo phì là một nguy cơ rất cao cho mọi loại bệnh tiểu đường. Tập thể dục đều đặn ít nhất 3 lần mỗi tuần kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất để để làm được việc này.
tap-the-duc-thuong-xuyen-ngan-ngua-benh-tieu-duong
Nên tập thể dục thường xuyên 3 lần trên 1 tuần
Bên cạnh những triệu chứng bệnh tiểu đường thường gặp ở bất kỳ loại tiểu đường nào như đường máu tăng cao, bệnh nhân bị sút cân trầm trọng.. thì bạn cần biết một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường type 3 dưới đây:
- Bệnh nhân thường bị lú lẫn, hay nhầm lẫn không thể nhận biết phân biệt được mọi việc.
- Một biểu hiện khá nặng nề là bệnh nhân bị mất trí nhớ do não không có đủ insulin để hình thành ký ức mới.
Các dấu hiệu của loại tiểu đường này rất giống với căn bệnh alzzheimer vì vậy khi bắt gặp 2 biểu hiện nhầm lẫn và mất trí nhớ tốt nhất bạn nên di chụp MRI để xác định chính xác bệnh.


Cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 3, việc điều trị căn bệnh này cũng tương tự như điều trị bệnh tiểu đường type 2.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Những biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường nếu không được chăm sóc tốt thường có rất nhiều biến chứng xảy ra. Các biến chứng mãn tính thường xuất hiện từ 15 đến 20 năm sau khi đường huyết cao rõ rệt.

Những biến chứng của bệnh tiểu đường.

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường
  • Hôn mê do tăng đường máu.
  • Hôn mê do nhiễm toan ceton.
  • Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
  • Hạ đường máu và hôn mê do hạ đường máu.

Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường
  • Tăng huyết áp.
  • Cơn đau thắt ngực.
  • Nhồi máu cơ tim.

  • Bệnh lí võng mạc.
  • Nhiễm khuẩn da, niêm mạc.
  • Bệnh lí thần kinh.
  • Bệnh lí về thận: do hàm lượng đường trong máu luôn cao khiến suy giảm các chức năng quan trọng lọc, bài tiết của thận, nặng hơn nữa có thể dẫn đến suy thận không hồi phục.
  • Bệnh lí bàn chân.

Ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh tiểu đường

  • Nhắc nhở người bệnh luôn tuân thủ đúng những lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ, đúng giờ.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, giảm muối, giảm đường bột, tăng thực phẩm giàu đạm và chất béo, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, nhưng hạn chế hoa quả nhiều đường.
  • Theo dõi đường máu mỗi ngày.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, kiểm tra thân thể tránh các vết trầy xước, kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra, không nên đi chân trần, đi giầy chặt quá hoặc giày cao gót, giày mũi nhọn, tránh làm tổn thương da. Nếu có vết thương ở chân ở da, có sự phồng rộp, đỏ ở da, sưng nề… thì cần đi khám ngay để phát hiện sớm các biến chứng.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

5 dấu hiệu cho biết bạn bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có thể được phát hiện bởi một cuộc xét nghiệm thử glucose trong tuần thai thứ 24 - 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu biết những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhanh chóng có biện pháp điều trị phù hợp.

Chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai và “biến mất” ngay sau khi sinh, tiểu đường thai kỳ có thể không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé nếu được kiểm soát tốt. Đa số các trường hợp tiểu đường thai kỳ không có dấu hiệu nào đặc biệt, và thường đuợc phát hiện nhờ các buổi khám thai định kỳ. Tuy nhiên, một số trường hợp khi lượng đường tăng quá cao, bầu có thể để ý một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sau đây:
khat-nuoc-dau-hieu-cua-benh-tieu-duong-thai-ky
Khát nước là biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ
90% các trường hợp bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát tốt nhờ một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý

1. Thường xuyên buồn tiểu.

Khi mang thai, do sự gia tăng của hoóc-môn hCG và áp lực trên bàng quang gia tăng, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy “buồn tiểu” nhiều hơn bình thường. Đây là một hiện tượng khá bình thường, xảy ra với hầu hết các phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy, các mẹ thường bỏ qua chi tiết này và không biết mình đã “dính chưởng”.

Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ cũng có thể gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên. Bởi khi luợng glucose không được chuyển hóa hết và tồn đọng trong máu, thận sẽ “phản ứng” bằng cách xả vào nước tiểu. Điều này khiến cơ thể phải sản sinh thêm lượng nước tiểu, và hệ quả là bạn sẽ phải “ghé thăm” nhà vệ sinh nhiều hơn. Trao đổi thêm với bác sĩ nếu thường xuyên phải thức vài lần mỗi đêm để đi tiểu, bầu nhé!

2. Cảm thấy khô miệng, khát nước

Giống như một chuỗi tuần hoàn, lượng đường trong máu cao đòi hỏi bạn phải đi tiểu nhiều hơn, và việc thường xuyên ghé thăm nhà vệ sinh lại khiến cơ thể mất nước, cần bổ sung thêm nước. Cứ như vậy, những mẹ bầu có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường có cảm giác khô miệng và muốn uống nước nhiều hơn bình thuờng.

3. Ăn “không kiểm soát”

Phải “ăn cho hai người” cùng lúc nên việc ăn nhiều là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên, nếu thường xuyên cảm thấy đói và lúc nào cũng thèm ăn, dù rằng vừa “ních” thêm một khẩu phần ăn khổng lồ, bạn có thể cần phải xem lại. Những người bị tiểu đường thai kỳ thường là do insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết glucose thành năng lượng nuôi cơ thể. Không đủ năng lượng cần thiết, cơ thể liên tục gửi “tín hiệu” cho não cảm thấy đói, và làm bạn cũng cảm nhận cơn đói “đeo đẳng”.

4. Nguy cơ nhiễm trùng “cô bé” gia tăng

Lượng đường trong cơ thể tăng cao khiến những vi khuẩn và các loại nấm men ở “cô bé” tăng cao, và nguy cơ nhiễm nấm âm đạo cũng cao hơn bình thường. Nếu có các dấu hiệu ngứa ngáy, rát buốt khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo có mùi hôi… bầu nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.
dau-hieu-nhan-biet-benh-tieu-duong-thai-ky
Tập luyện giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Những hoạt động thể dục, thể thao như bơi lội, đi bộ, khiêu vũ đều đặn có thể giúp bạn kiểm soát tốt chứng tiểu đường trong thai kỳ

5. Mắt mờ trong thời gian ngắn

Khi lượng đường trong máu tăng đột ngột, và cơ thể chưa thích nghi kịp với sự thay đổi này dẫn đến tình trạng mờ mắt trong một thời gian ngắn. Tầm nhìn của bạn sẽ trở lại bình thường khi cơ thể thích nghi.
Ngoài các dấu hiệu trên, mẹ bầu cũng nên cẩn thận, thường xuyên kiểm tra máu nếu vô tình “sở hữu” một trong những điều sau:
  •  Có mức cân nặng vượt chuẩn, chỉ số khối của cơ thể (BMI) vượt quá 30
  •  Từng sinh bé có nặng hơn 4,5 kg
  •  Tiền sử bị tiểu đường thai kỳ hoặc có người thân bị tiểu đường
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường dễ bị sang chấn tinh thần vì lo sợ ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. Việc kiểm soát tiểu đường cho bà bầu cũng rất chặt chẽ từ chế độ ăn uống đến vận động.
bieu-hien-cua-benh-tieu-duong-thai-ky
Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Có thể nói, đái tháo đường thai kỳ chính là một thể bệnh đái tháo đường, chỉ xuất hiện và chỉ tồn tại trong thời gian người phụ nữ mang thai. Bệnh khởi phát trong khi có thai và tự khỏi sau khi sinh. Nếu trong vòng 6 tuần sau khi sinh, người mẹ chưa khỏi bệnh thì lúc này không được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ nữa mà thuộc thể bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường do dinh dưỡng hoặc triệu chứng. Có nghĩa là chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ một cách chắc chắn nhất đó là chẩn đoán hồi cứu sau khi sinh 6 tuần. 

Dưới đây là chế độ ăn uống được các chuyên gia khuyến nghị cho người bị tiểu đường thai kỳ để sức khỏe của mẹ và bé đều an toàn.

Phân phối các loại thực phẩm của bạn giữa ba bữa chính và hai hoặc ba bữa ăn nhẹ mỗi ngày: Không nên ăn quá nhiều một lúc vì nó có thể làm lượng đường trong máu tăng lên nhiều. Trong thời gian mang thai tuyệt đối không được bỏ bữa vì sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu dinh dưỡng cân bằng của em bé. Thông thường lượng đường trong máu sẽ khó kiểm soát vào buổi sáng vì biến động của hormone. Những người có tiểu đường thai kỳ nên ăn bữa sáng với tinh bột và protein sẽ là lựa chọn tốt nhất.

Tiêu thụ lượng tinh bột hợp lý: Thức ăn tinh bột cuối cùng chuyển thành glucose vì vậy cần phải có chế độ tinh bột hợp lý. Tuy nhiên, tinh bột nên được bao gồm trong mỗi bữa ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên những phụ nữ mang thai bị tiểu đường nên ăn khoảng 1 bát ngũ cốc mỗi ngày.

Sữa: Hàm lượng canxi, vitamin và khoáng chất trong sữa chiếm tỷ lệ khá cao, vì thế nó là nguồn bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho các bà mẹ mang thai. Tuy nhiên sữa cũng là một dạng chất lỏng của carbohydrate chính vì thế không nên uống quá nhiều sữa một lúc. Một cốc chứa khoảng 200ml sữa/1 lần uống, uống 2-3 cốc sữa/1 ngày, thời gian cách xa nhau được các chuyên gia khuyến cáo.

Trái cây: Trái cây là loại thực phẩm lành mạnh nhưng nó chứa lượng đường tự nhiên khá cao. Mỗi ngày nên ăn từ 1-3 phần trái cây, và cũng không nên ăn quá nhiều trái cây trong một lúc. Không nên ăn các loại trái cây được đóng hộp hoặc được chế biến dưới dạng siro vì loại này thường chứa lượng đường khá cao.
tieu-duong-thai-ky-han-che-an-cac-loai-thuc-pham-chua-duong
Hạn chế các món tráng miệng, các loại thực phẩm chứa đường,…

Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý với những phụ nữ có tiểu đường thai kỳ cần kết hợp với việc tập luyện thể dục nhẹ nhàng để duy trì trọng lượng cơ thể, giúp thư giãn, thoải mái tốt cho mẹ và em bé.
Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng ăn uống để chữa trị. Trường hợp nặng cần dùng thêm thuốc để chữa, món ăn chỉ là phụ trợ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con.
Khi những thay đổi trong dinh dưỡng không đủ để kiểm soát lượng đường trong máu (chiếm khoảng 10-12% thai phụ bị tiểu đường), bạn cần phải dùng thuốc. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc tiêm insulin cho bạn. Bạn có thể tham khảo thêm về một số bài thuốc nam cũng giúp bà bầu kiểm soát tiểu đường rất hiệu quả.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với thai kỳ

Trong thai kỳ, bà bầu có nguy cơ cao mắc phải một số bệnh, trong đó có tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với thai kỳ

anh-huong-cua-benh-tieu-duong-doi-voi-thai-ky
Ảnh minh họa
Khi người bị bệnh tiểu đường khi có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có ảnh hưởng xấu đến mẹ và con.

Đối với sản phụ, nếu mẹ bị tiểu đường kèm theo thai nghén sẽ dễ dẫn đến bị nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật), bà mẹ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng, có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó); sau khi sinh, tình trạng tiểu đường có thể trầm trọng hơn. Với những người trước đó không bị tiểu đường, nhưng bị tiểu đường khi thai nghén, thì có khoảng 5-20% sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh.

Đối với thai nhi, thai nhi của các bà mẹ này có tỷ lệ tử vong chu sinh cao. Thai có thể bị dị tật. Trẻ sơ sinh khi sinh ra cũng dễ bị tiểu đường. Tâm thần kinh của trẻ thường chậm phát triển.
Sự trưởng thành về phổi của thai trong dạ con bà mẹ bị tiểu đường thường chậm hơn so với thai nhi của các bà mẹ không bị bệnh. Do vậy, nếu những trẻ này sinh non thì dễ bị suy hô hấp.

Con của các bà mẹ bị tiểu đường thường có cân nặng lớn hơn, to con hơn và to cả các bộ phận nội tạng trừ não (cân nặng thường từ 4 kg trở lên), vì thế thường gây đẻ khó, có tỷ lệ mổ cao, nếu đẻ đường tự nhiên cũng dễ bị sang chấn. Thai tuy to, nhưng lại kém về chức năng và phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ và tinh thần.

Tóm lại, để tránh được những rủi ro, tai biến do bệnh tiểu đường, các bà mẹ khi có thai cần đi khám thai cẩn thận để phát hiện ra những bất thường. Trường hợp phát hiện ra bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai, thai phụ cần được theo dõi và chăm sóc bởi các bác sĩ sản và bác sĩ nội tiết.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong thai kỳ, bà bầu có nguy cơ cao mắc phải một số bệnh, trong đó có tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.

1. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường khi mang thai

nguyen-nhan-mac-benh-tieu-duong-thai-ky
Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Người mang thai bị tiểu đường chia ra hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất, thai phụ bị bệnh tiểu đường trước lúc mang thai. Trường hợp thứ hai, thai phụ mới bị tiểu đường khi có thai gọi là tiểu đường do thai nghén hay tiểu đường thai kỳ.

Bình thường, insulin được tụy tạng sản xuất ra để điều hòa glucose máu. Khi mang thai, các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần. Khi nhu cầu tăng cao như thế mà tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thì glucose máu sẽ tăng cao. Đó là nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ.

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây tiểu đường lúc mang thai như: thừa cân, béo phì, có bà mẹ lớn tuổi khi mang thai (trên 35 tuổi), gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường. Tuy nhiên, khoảng 30% trường hợp bị tiểu đường lúc thai nghén không tìm thấy nguy cơ hay có nguy cơ ở mức thấp. Chỉ có chừng 3-6% người có thai bị tiểu đường do thai nghén.

2. Ảnh hưởng của thai nghén đối với bệnh tiểu đường

Khi mang thai, người phụ nữ có những thay đổi quá trình chuyển hóa trong cơ thể nên có thể coi thai nghén là một yếu tố sinh bệnh tiểu đường. Ngoài ra, với người đã bị tiểu đường trước lúc có thai thì bệnh dễ bị nặng thêm.

Với mẹ: Thai phụ bị tiểu đường khi mang thai có nguy cơ bị các tai biến sản khoa cao hơn thai phụ bình thường như tăng huyết áp (khoảng 10%). Tỷ lệ tiền sản giật ở người bị tiểu đường khi mang thai cao (khoảng 12%) so với người có thai bình thường (chỉ khoảng 8%). Tăng nguy cơ bị sảy thai tự nhiên nếu kiểm soát không tốt glucose máu ở 3 tháng đầu. Lâu dài bệnh không được kiểm soát có thể chuyển sang tiểu đường type 2.
Tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra ngay từ những tháng thai nghén đầu tiên do tình trạng thai nghén: ăn uống kém, nôn mửa, nhất là đối với những người đang điều trị bằng insulin.
Tình trạng toan hóa cũng dễ xảy ra vào những tháng giữa và cuối kỳ thai nghén. Khi chuyển dạ, do ăn uống kém, các cơ tử cung và cơ bắp của cơ thể lại vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng thì nguy cơ hạ đường huyết rất cao. Khi đó có thể phải ngừng hẳn việc điều trị bằng insulin và có khi còn phải truyền thêm dung dịch có đường cho sản phụ.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Bưởi dùng để chữa bệnh tiểu đường

Bưởi không những là thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả , bổ dưỡng mà bưởi còn được coi là “ thần dược “phòng và chữa một số bệnh như cao huyết áp, đau dạ dày, tiểu đường ( đái tháo đường). 
buoi-chua-benh-tieu-duong
Ảnh minh họa
Bưởi là một loại quả chứa nhiều vitamin C và A rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp da cho các chị em phụ nữ.

Đó là nhờ naringenin, một chất chống ô-xy hóa có trong bưởi và những loại hoa quả có vị chua như cam quýt, có thể giúp gan đốt cháy lượng mỡ dư thừa, đồng thời giúp cải thiện quá trình kiểm soát lượng đường trong máu. Các chuyên gia hy vọng đây có thể trở thành phương pháp chính yếu trong việc điều trị chứng mỡ trong máu cao, bệnh tiểu đường típ 2 và có thể là hội chứng trao đổi chất. Nghiên cứu này được công bố trên chuyên san PloS ONE của Mỹ.

Theo Đông y, quả bưởi được gọi là hựu thực, có vị chua, tính hàn, không độc, tác dụng làm tinh thần thư thái, giải nhiệt, giải độc rượu, bồi bổ cơ thể, chữa được chứng có thai nôn mửa, biếng ăn, ăn không tiêu, đau bụng. Bưởi rất có ích cho những người bị mỡ trong máu tăng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, béo phì.

Theo y học hiện đại, nước bưởi có thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp. Vỏ chứa tinh dầu giúp kháng viêm, làm giãn mạch. Kiểm chứng thực tế cho thấy ăn bưởi đều đặn sẽ giúp giảm cân và phòng chống được tiểu đường.

Theo các chuyên gia khác, bưởi được coi như một loại “thần dược”, nhất là đối với bệnh nhân mắc đái tháo đường. Nước bưởi còn chứa thành phần giống như insulin, làm giảm hàm lượng đường glucose, có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ cho bệnh nhân đái tháo đường và cao huyết áp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

Làm gì để sống chung với bệnh tiểu đường

Hiện nay, căn bệnh tiểu đường chiếm tỉ lệ cao trên thế giới, cứ mỗi 100 người thì một người bị. Điều đáng nói, căn bệnh này cũng tương đối nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.
Mọi tế bào của cơ thể ta đều cần có chất đường để hoạt động. Nhưng muốn sử dụng được chất đường vào những hoạt động cần thiết của mình, các tế bào cần đến một chất gọi là “insulin”. Insulin giúp đưa chất đường từ máu vào trong các tế bào, và điều hòa lượng đường trong máu để đường trong máu không bao giờ lên quá cao. Insulin tiết bởi “tụy tạng” (pancreas), một cơ quan nằm ở bụng trên, phía sau bao tử.
Ở người bị tiểu đường, cơ thể bị thiếu insulin (type 1) hoặc insulin không có tác dụng ( type 2) nên không đưa được đường vào tế bào, các cơ quan và lượng đường này được dự trữ ở gan. Điều này làm cho lượng đường trong máu tràn ngập và là nguồn thức ăn cho các loại khuẩn, trong khi đó cơ thể lại bị thiếu năng lượng trong một thời gian và sinh ra các biến chứng như mù mắt, suy thận, suy tim, hoại tử chân tay…
loi-song-voi-benh-tieu-duong
Ảnh minh họa
Để phòng chống bệnh tiểu đường bạn cần phải phòng chống bệnh béo phì, không uống rượu bia nhiều, gia tăng hoạt động thể lực, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và thường xuyên theo dõi tình trạng cơ thể các biểu hiện về huyết áp, cân nặng.
Điều trị và chống chọi với bệnh tiểu đường đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và cần theo dõi lâu dài. Cần phối hợp giữa việc ăn uống các thực phẩm chứa ít đường, ít béo, ít cholesterol, tập thể dục đều đặn hàng ngày và dùng thuốc.

Thảo dược – “người bạn tốt” đồng hành với bệnh tiểu đường

Các loại thuốc tân dược cho bệnh nhân tiểu đường hiện nay thường là các loại thuốc ức chế chức năng gan, làm chậm quá trình chuyển hóa đường và cholesterol, ức chế hấp thụ đường từ ruột non. Lợi ích của các loại thuốc tân dược là điều trị nhanh và tiện lợi tuy nhiên khi sử dụng trong thời gian dài, chúng có thể ảnh hưởng tới xương, bao tử, thận.
Bên cạnh tân dược, một số loại thảo dược cũng được chứng minh có tác dụng đáng kể và lành tính đối với căn bệnh này. Thảo dược giúp giữ chỉ số đường huyết ổn định nhưng không xuống quá thấp và không xảy ra tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Một số loại thảo dược đã được chứng minh có tác dụng tốt trong việc kiểm soát đường huyết như:
- Linh chi (tên khoa học Garnoderma lucidum) có tác dụng cải thiện rối loạn tiêu hóa, giảm mỡ máu, giảm nguy cơ tai biến bệnh tiểu đường.
- Huyền sâm (Radix Scrophulariae) và Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae) có tác dụng điều hòa huyết áp ở các bệnh nhân tiểu đường. Huyền sâm còn có tác dụng cải thiện triệu chứng háo khát, bứt rứt.
- Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae persimilis); cà rốt (Radix Dauci carotae); quả nhàu ( Fructus Morindae citrifoliae) có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường.
- Khổ qua, sinh địa, linh chi và thêm cỏ ngọt (Folium Steviae) có tác dụng hồi phục hoạt động của tụy làm tăng sản sinh insulin, giảm đường huyết.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn, khám chữa bệnh tiểu đường cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ KIM ĐOAN

Hotline: 0982.519.201

Xóm Làng - Xã Đại Yên - Huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội